Mỹ cảnh báo việc Trung Quốc gia tăng tiếp cận kho dữ liệu vận tải toàn cầu
Giới chức Mỹ lo ngại, Trung Quốc ngày càng có thể theo dõi việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu với hệ thống dữ liệu ít được biết tới, qua đó có thể giành được lợi thế trí tuệ và thương mại.
Một cảng container tại Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Theo WSJ, việc Trung Quốc mở rộng nắm bắt dữ liệu về các luồng hàng hóa trên thế giới đang dấy lên lo ngại tại Mỹ và các quan chức trong ngành rằng Bắc Kinh có thể khai thác dữ liệu logistics của họ phục vụ lợi ích thương mại hoặc chiến lược.
Ngay cả các hàng hóa không lại gần các bờ biển Trung Quốc cũng thường xuyên đi qua mạng lưới logistics trải dài toàn cầu của Bắc Kinh, bao gồm việc thông qua những mạng lưới dữ liệu phức tạp theo dõi các chuyến hàng quá cảnh tại các cảng nằm xa Trung Quốc. Các quan chức trong ngành vận chuyển hàng hóa cho rằng sự kiểm soát luồng hàng hóa và thông tin mang lại cho Bắc Kinh bức tranh về thương mại thế giới và có thể sử dụng làm phương tiện để tác động tới nó.
Trong bối cảnh các cảng bị tắc nghẽn toàn cầu và tình trạng gián đoạn hoành hành trong nhiều ngành công nghiệp, dữ liệu vận chuyển trở thành một “mặt hàng” có giá trị to lớn.
Video đang HOT
Đứng đầu trong các hệ thống dữ liệu hàng hóa của Trung Quốc là Logink, một mạng lưới số liên kết các tàu vận chuyển trên toàn thế giới và tự mô tả họ là “nền tảng dịch vụ thông tin logistics một điểm đến”. Logink cho biết họ dựa trên sự kết hợp các cơ sở dữ liệu công và thông tin đầu vào của hơn 450.000 người dùng tại Trung Quốc và tại hàng chục cảng khổng lồ trên thế giới, bao gồm trên khắp sáng kiến Vành đai và Con đường, một sáng kiến cơ sở hạ tầng quốc tế hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc, và là một phần của cái mà Bắc Kinh gọi là Con đường Tơ lụa Số hóa.
Sự tiếp cận quốc tế của Logink đã đánh dấu một lĩnh vực quan trong trong nền kinh tế thế giới mà phương Tây đi sau Trung Quốc. Sự số hóa dữ liệu hàng hóa đã là giấc mơ của các tàu vận chuyển trong nhiều năm.
Cánh cửa của Logink tới thương mại thế giới “có thể mang đến cho người nắm bắt dữ liệu một kho tàng thông tin tình báo về an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế”, ông Michael Wessel, ủy viên Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung Quốc, cho hay.
“Điều này nên là một mối quan ngại lớn hơn”, ông Wessel cảnh báo.
Được chính thức gọi là Nền tảng Thông tin Công cộng Quốc gia về vận chuyển và logistics, Logink phát triển trong Trung Quốc nhiều năm, hưởng lợi từ quy mô nền kinh tế và tổng hợp dữ liệu hàng hóa và thông tin tài chính từ các công ty vận chuyển, vận tải đường bộ và sản xuất. Năm 2010, Logink bắt đầu hợp tác với các cảng quanh châu Á, hứa hẹn dòng chảy thương mại nhanh hơn. Gần đây, họ đã liên kết với các cảng trong Vành đai và Con đường và hệ thống dữ liệu hàng hóa ở châu Âu và Trung Đông.
Trung Quốc đang mở rộng cơ hội tiếp cận các luồng hàng hóa thế giới giữa lúc việc truy cập toàn cầu vào các thông tin vị trí tàu vận chuyển trên vùng biển Trung Quốc giảm gần đây do luật bảo mật dữ liệu mới có hiệu lực từ tháng 11.
“Trong ngành logistics ngày nay, dòng chảy thông tin cũng quan trọng như dòng chảy tiền hay hàng hóa”, Inna Kuznetsova, một chuyên gia logistic và giám đốc điều hành của công ty phân tích dữ liệu 1010Data tại New York, cho biết.
Emily de La Bruyere, người sáng lập Horizon Advisory, một công ty tư vấn tại Washington nghiên cứu về sự kết hợp kinh doanh và chính trị của Trung Quốc, cho hay, Logink cho phép người sử dụng hệ thống này kết nối và chia sẻ thông tin tương tự như Facebook. Sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc với Logink cũng giúp họ hiểu rõ hơn về dữ liệu đi qua mạng lưới, giống cách nhìn của Amazon về thương mại trên nền tảng của họ, bà de La Bruyere nói.
Hiện chưa rõ ai có thể truy cập dữ liệu mà Logink thu thập và họ thu thập bao nhiêu dữ liệu tại các cảng bên ngoài Trung Quốc. Các quan chức tại Logink và Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc không phản hồi các câu hỏi về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ.
Một phó chủ tịch điều hành của một công ty tư nhân tại Texas, Mỹ, cho rằng việc chính phủ Trung Quốc quản lý Logink đã can thiệp sâu sắc vào các hoạt động doanh nghiệp của quốc gia, “làm thay đổi động lực”. “Rất khó cho các doanh nghiệp tự do có thể cạnh tranh”, người này nói.
Mỹ tăng số chuyến bay do thám sát Trung Quốc ở Biển Đông lên mức kỷ lục?
Tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa khẳng định quân đội Mỹ đã tiến hành 94 chuyến bay do thám trên Biển Đông gần bờ biển Trung Quốc trong tháng 11.
Con số trên cho thấy mức tăng gần 30% so với chuyến bay do thám cao kỷ lục của Mỹ ở Biển Đông do SCSPI ghi nhận trong tháng 2 là 75 chuyến, theo South China Morning Post hôm nay 2.12. SCSPI bắt đầu công bố số liệu về chuyến bay do thám của Mỹ ở khu vực từ tháng 6.2019.
Một máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A thuộc Hải quân Mỹ. Ảnh AFP
Cũng theo SCSPI, gần 80% số chuyến bay do thám của Mỹ trong tháng 11 là do máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A thực hiện. Những máy bay khác dùng cho hoạt động này là máy bay trinh sát không người lái MQ-4C và máy bay giám sát E-8C.
SCSPI còn khẳng định trong tháng rồi, Mỹ đã thực hiện số chuyến bay do thám gần Trung Quốc trong một ngày ở mức cao nhất. Mỹ đã điều 10 máy bay do thám bay trên Biển Đông vào ngày 4.11, trong lúc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động ở vùng biển này.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của quân đội Mỹ đối với số liệu mới của SCSPI.
Hàng loạt tàu Trung Quốc "biến mất" trên biển Sau khi Trung Quốc ban hành Luật An ninh Dữ liệu mới, số lượng tàu tắt tín hiệu khi di chuyển vào vùng biển nước này ngày càng tăng, đặt ra một áp lực lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Một cảng container tại Trung Quốc (Ảnh minh họa: Xinhua). Vào cuối tháng 10, khi Trung Quốc chuẩn bị ban hành...