Mỹ cảnh báo Trung Quốc trước phán quyết vụ kiện Biển Đông
Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ tổn hại danh tiếng nghiêm trọng nếu phớt lờ phán quyết của tòa quốc tế trong vụ kiện của Philippines liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Antony Blinken Reuters
Tại buổi điều trần ở Hạ viện Mỹ ngày 28.4, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Antony Blinken đã cảnh báo Trung Quốc về tương lai sau khi tòa quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, theo Reuters ngày 29.4.
Ông Blinken nói rằng Trung Quốc không thể ngang nhiên có cả hai, vừa chọn tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng lại khước từ những quy định của công ước này, bao gồm quy định với nội dung về “tính ràng buộc của bất cứ phán quyết nào từ tòa trọng tài”.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: “Trung Quốc có một lựa chọn. Nếu chọn phớt lờ phán quyết của tòa, lựa chọn này sẽ khiến Trung Quốc chịu tổn hại “khủng khiếp” đối với danh tiếng của họ, đồng thời bị các nước trong khu vực xa lánh hơn nữa và khiến các quốc gia đó tiến gần Mỹ hơn”.
Video đang HOT
Ông Blinken cho biết Mỹ đã rất tích cực trong việc hỗ trợ thúc đẩy sự gắn kết của ASEAN, để ASEAN lớn mạnh hơn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn như Biển Đông. Ông cũng nói rằng Washington đã nỗ lực vận động để thuyết phục các nước tin tưởng vào phán quyết sắp tới của tòa quốc tế, rằng phán quyết đó có tính ràng buộc.
Tòa trọng tài thường trực ( PCA) khẳng định có thẩm quyền xem xét 7 điểm trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông PCA
Trước Hạ viện Mỹ, ông Blinken bày tỏ mong muốn ASEAN sẽ đồng lòng và đoàn kết với nhau sau khi tòa án quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.
Theo giới chức Philippines, tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hague (Hà Lan) dự kiến sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện khoảng tháng 5 tới. Phía Trung Quốc dù là một thành viên của UNCLOS nhưng đã bác bỏ thẩm quyền của tòa đối với vụ kiện này.
Trung Quốc khẳng định muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp song phương. Mới đây nhất, trong một diễn đàn an ninh quốc tế ngày 28.4 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố chỉ tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại giữa các nước có liên quan và không chấp nhận có sự can thiệp của bên ngoài.
Tòa trọng tài thường trực ngày 29.10.2015 đã ra phán quyết khẳng định tòa này có thẩm quyền xét xử đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Việt Nam cử đoàn quan sát tại tòa xử 'đường lưỡi bò'
Sự tham gia của Việt Nam nhằm thể hiện quan điểm ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đồng thời nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Việt Nam theo dõi sát phiên xét xử để đảm bảo quyền lợi của mình. Ảnh: Philstar
"Việt Nam đã tiếp tục cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30/11", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết chiều nay.
Theo ông Bình, là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Hồi tháng 7, khi Toà trọng tài Liên Hợp Quốc (PCA) mở phiên tranh tụng đầu tiên về vấn đề thẩm quyền của tòa, bắt đầu bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã cử đoàn tham gia với tư cách quan sát viên. Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản cũng có đoàn tương tự.
Philippines hôm nay cảnh báo với PCA rằng việc Trung Quốc xây đảo trái phép đang hủy hoại đáy Biển Đông. Manila trước đó chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật quốc tế một cách "trắng trợn và cố chấp". Bắc Kinh từ năm ngoái đẩy mạnh việc cải tạo và xây dựng ở ít nhất 7 đá thuộc Trường Sa, khiến nhiều nước bày tỏ quan ngại Trung Quốc có thể lập các căn cứ quân sự.
Với đường lưỡi bò phi lý, Trung Quốc tham vọng chiếm gần trọn Biển Đông, đi sâu vào khu vực thuộc chủ quyền của các nước như Việt Nam, Philippines. Philippines từ năm 2013 đã gửi đơn kiện lên tòa PCA. Dự kiến toà ra sẽ ra phán quyết vào năm sau.
Việt Anh
Theo VNE
Phán quyết của Tòa Liên Hợp Quốc là cú giáng mạnh với Trung Quốc Chỉ với việc chấp thuận thụ lý đơn kiện của Philippines và bác bỏ mọi lí lẽ của Trung Quốc, tòa Liên Hợp Quốc đã tung về phía Bắc Kinh một cú giáng mạnh. Nguy cơ các bên tuyên bố chủ quyền khác cũng có hành động pháp lý chống Trung Quốc là có thể xảy ra. Đại diện chính phủ Philippines trong...