Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ bị cô lập nếu không hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19
Quan chức cấp cao của Mỹ mới đây đã cảnh báo Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ bị cộng đồng quốc tế cô lập nếu không hợp tác điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Getty Images
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ “bị cô lập trong cộng đồng quốc tế” nếu không hợp tác điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
“Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi sẽ không đưa ra bất kỳ đe dọa hay tối hậu thư nào. Điều mà chúng tôi làm là tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ các nghĩa vũ quốc tế, khi đó chúng tôi sẽ cân nhắc phản ứng và trên cơ sở phối hợp với các đồng minh và đối tác”, ông Sullivan nói trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Fox News hôm 20/6.
Ông nhấn mạnh mục tiêu là đưa ra cho Trung Quốc một lựa chọn: hoặc có trách nhiệm cho phép các nhà điều tra đến làm công việc thật sự nhằm tìm ra nguồn gốc của đại dịch. Nếu không họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập trong cộng đồng quốc tế
Video đang HOT
Ông Sullivan không nêu rõ Bắc Kinh đã cản trở các cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 như thế nào, nhưng ông cho biết Mỹ sẽ không chỉ dựa vào Trung Quốc để tìm ra câu trả lời cho nguồn gốc đại dịch. Mỹ sẽ kết hợp hai hướng tiếp cận, gồm dựa vào đánh giá của cộng đồng tình báo và hỗ trợ cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Chúng tôi không đơn giản chấp nhận việc Trung Quốc nói không. Chúng tôi sẽ hành động từ bây giờ cho đến khi giai đoạn hai cuộc điều tra của WHO được tiến hành một cách đầy đủ để có sự nhất trí mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế”, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố.
Trước đó vào tháng 5, Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu tình báo Mỹ nỗ lực điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và báo cáo lại trong 90 ngày.
“Tổng thống Joe Biden có quyền dựa vào các phân tích của cộng đồng tình báo và các công việc khác mà chúng tôi sẽ phối hợp với đồng minh và đối tác nhằm tiếp tục gây sức ép trên mọi mặt trận cho đến khi chúng ta tìm hiểu đến tận cùng cách thức virus này xâm nhập vào thế giới “, ông Sullivan nói.
Khi thế giới vẫn đang phải hứng chịu những làn sóng bùng phát nguy hiểm của dịch COVID-19, một cuộc tranh luận về nguồn gốc của dịch bệnh này đã nổ ra. Nhiều ý kiến cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán,. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận giả thuyết đó.
CNN: Vị thế Nga thăng hạng sau thượng đỉnh Geneva
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Geneva, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng chỉ trích Mỹ sau các động thái của Washington gây áp lực với Moscow.
Theo hãng CNN, Mỹ từng cáo buộc Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào hạ tầng, năng lượng và chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ trước thượng đỉnh. Một tuần trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Biden, tờ Washington Post đã dẫn tin Nga có kế hoạch đưa hệ thống vệ tinh trinh sát đến Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Mỹ Joe Biden trong thượng đỉnh Geneva. Ảnh: Getty
Bất kỳ sự cố nào cũng là lý do chính đáng để Tổng thống Biden hủy bỏ thượng đỉnh Geneva. Tuy nhiên, thượng đỉnh vẫn diễn ra. Giới quan sát nhận định thượng đỉnh mang đến tín hiệu tích cực và mang tính xây dựng cho hai nước. Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ bắt tay và ngồi đối diện nhau trò chuyện có lẽ được xem là đắt giá nhất.
"Sau thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã giành được chiến thắng lớn nhất. Với ông Putin, thượng đỉnh không chỉ là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đứng đầu hai nước mà còn nâng tầm vị thế Nga với thế giới", ông Kasparov - Chủ tịch của Tổ chức Nhân quyền và là chủ tịch Hội đồng quốc tế cho biết.
Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn trên trường thế giới và duy trì mối quan hệ thượng mại và kinh tế lớn với phương Tây. Thách thức thực sự đối với Nga hiện tại có lẽ là mất đi sự ủng hộ của Washington.
Về phía chính quyền Tổng thống Biden, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết thượng đỉnh là cơ hội trao đổi giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ, thúc đẩy tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên. Sau thượng đỉnh, giới quan sát dành nhiều lời có cánh đối với Tổng thống Biden, rằng ông có kinh nghiệm ngoại giao và đã tìm kiếm tiếng nói chung với Nga sau các căng thẳng.
Tuy nhiên, theo ông Kasparo, thượng đỉnh chưa thể giải quyết các vấn đề tồn tại như Ukraine, tấn công mạng thông qua định hướng bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Trung Quốc 'muốn Biden hủy chính sách của Trump' Quan chức Trung Quốc tính yêu cầu đối tác Mỹ dỡ bỏ các chính sách và lệnh trừng phạt của Trump nhằm vào công ty và cá nhân Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan hôm nay sẽ gặp trực tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng...