Mỹ cảnh báo Trung Quốc không khiêu khích sau phán quyết của PCA
Mỹ hôm qua lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên “thực hiện thêm các hành động khiêu khích” sau khi tòa trọng tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện ở Biển Đông.
Tàu sân bay John C. Stennis và Ronald Reagan hoạt động cùng nhau tại biển Philippines ngày 18/6. Ảnh: Reuters
Colin Willett, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ khu vực Đông Á, cho biết Washington có “rất nhiều cách” để đối phó với bất kỳ động thái nào của Trung Quốc trong khu vực, theo Reuters.
Bà thêm rằng trong bối cảnh tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra trên Biển Đông, Mỹ đang tích cực làm việc với các đối tác và đồng minh khu vực nhằm đảm bảo thiết lập một mặt trận thống nhất.
Bà Willett không dự đoán về phán quyết của tòa nhưng nhấn mạnh “Trung Quốc sẽ không được hưởng lợi gì nếu tiếp tục thực hiện những động thái khiêu khích”.
Bà tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng phán quyết mà PCA đưa ra là ràng buộc đối với tất cả các bên và Washington hy vọng Bắc Kinh sẽ xem phán quyết như “một cơ hội để khởi động lại những cuộc đối thoại nghiêm túc với các nước láng giềng”.
Video đang HOT
Trung Quốc từng tuyên bố hơn 40 quốc gia ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Song bà Willett cho rằng “có một số điểm đáng ngờ về nhóm này” và hiện chưa rõ họ “đã đồng tình với điều gì”.
Philippines đệ đơn kiện lên PCA từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển ( UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ.
PCA tháng 10/2015 thông báo tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines. Trung Quốc sau đó thông báo không chấp nhận phán quyết từ PCA, giữ quan điểm tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và không tham gia vụ kiện.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước. Nhằm tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý này, từ năm 2014 Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Báo Nhật tiết lộ Trung Quốc dọa rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc khó chịu
Truyền thông Nhật Bản đưa tin Trung Quốc thông báo với các quốc gia châu Á khác rằng Bắc Kinh sẽ rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực gây bất lợi cho họ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: fmprc.
Philippines đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ tháng 1/2013 cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Báo Philippines mới đây tiết lộ PCA có thể ra phán quyết vào ngày 7/7.
Trung Quốc cho rằng phán quyết bất lợi nhất từ PCA là các tuyên bố của Bắc Kinh về "quyền lịch sử" đối với Biển Đông không có cơ sở pháp lý,Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao ngày 20/6 cho biết. Trung Quốc còn thông báo với các nhà ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng họ sẽ rút khỏi UNCLOS nếu điều này xảy ra.
Nhiều chuyên gia dự đoán phán quyết từ PCA sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
Bắc Kinh chỉ trích Manila "đơn phương" đệ đơn kiện, đi ngược lại với cam kết giải quyết tranh chấp bằng "đối thoại song phương như hai bên đã nhất trí", dù điều này không được Philippines xác nhận. Trong khi đó, Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác ủng hộ hành động của Philippines, gọi đây là bước tiến hướng tới giải quyết bất đồng và xoa dịu căng thẳng một cách hòa bình, thông qua luật pháp quốc tế.
Trong buổi họp báo thường kỳ hôm qua, Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích "truyền thông Nhật Bản là nguồn gốc của một số tin đồn gần đây".
"Tôi không rõ họ lấy thông tin từ đâu và lan truyền nó với mục đích gì", bà cho biết.
Bà Hoa tố Philippines đang "lạm dụng UNCLOS" và "vi phạm luật pháp quốc tế", Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Bà bao biện rằng bằng cách không tham gia vụ kiện, Trung Quốc "đang giữ gìn thẩm quyền luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của các nước trước khi PCA ra phán quyết về vụ kiện do Philippines khởi xướng. Bắc Kinh không tham gia phiên xử và nói sẽ không công nhận bất cứ phán quyết nào dù nước này là thành viên của UNCLOS từ năm 1996 và theo quy định phải có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của tòa.
Như Tâm
Theo VNE
Lập trường Biển Đông của Trung Quốc bị phản ứng từ trong nước Nhiều học giả Trung Quốc lên tiếng chỉ trích chính sách bác bỏ thẩm quyền của tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông mà nước này đang theo đuổi. Thẩm phán PCA lắng nghe luận điểm của Philippines trong phiên điều trần hồi tháng 7. Ảnh: Rappler Trong một hội thảo gần đây tổ chức ở Bắc Kinh về yêu sách ở...