Mỹ cảnh báo trừng phạt bất cứ nước nào mua “rồng lửa” S-400 của Nga
Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo rằng Washington sẽ trừng phạt bất cứ nước nào mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga, dù là các đồng minh của Mỹ.
Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik)
RT trích phát biểu ngày 23/8 của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, Washington phản đối mọi thương vụ mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga từ các nước trên thế giới, bao gồm các đồng minh của Mỹ.
Trước thông tin Nga sẽ bàn giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019, sớm hơn 1 năm so với lịch trình dự kiến, bà Nauert cho biết đây là một vấn đề mà Mỹ đang quan ngại.
“Thương vụ này đi ngược lại chính sách của NATO khi một đồng minh trong khối như Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hệ thống S-400. Một phần nguyên nhân là do S-400 không tương thích với các hệ thống của NATO. Và chúng tôi đồng thời chống lại việc các đối tác và đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới muốn mua các hệ thống S-400 trong tương lai”, bà Nauert nói.
Video đang HOT
Bà nhấn mạnh Mỹ đã tuyên bố rất rõ ràng về việc các quốc gia trên toàn thế giới có thể bị trừng phạt nếu họ mua S-400 dựa trên Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận” (CAATSA) được thông qua hồi năm ngoái. Đây là đạo luật cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga.
Hiện thời, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang có dấu hiệu leo thang sau vụ Washington đòi Ankara thả mục sư Andrew Brunson, người bị cáo buộc có âm mưu kích động khủng bố và gián điệp trong cuộc đảo chính quân sự thất bại năm 2016 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã từ chối thả ông Brunson theo yêu cầu của Mỹ.
Washington sau đó đã đáp trả bằng lệnh trừng phạt áp lên mặt hàng nhôm và thép xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến đồng nội tệ của nước này mất giá trị nghiêm trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc Nhà Trắng phát động chiến tranh kinh tế chống lại Ankara. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh quyết tâm mua được S-400 bằng mọi giá để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia. Mỹ hiện đang tạm dừng thương vụ bán máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại S-400 của Nga sẽ thu được những thông tin mật quan trọng của F-35, gây bất lợi cho Mỹ sau này.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ cũng đang bị Mỹ gây áp lực vì công bố kế hoạch mua S-400 của Nga. Các nghị sĩ Mỹ cảnh báo sẽ áp lên trừng phạt lên New Delhi nếu họ tiếp tục thương vụ 5,7 tỷ USD mua 5 tổ hợp S-400 của Moscow. Phía Ấn Độ đã cam kết sẽ theo đến cùng vụ mua bán này.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Qatar phản pháo Ả-rập Xê-út vì đe dọa dùng vũ lực nếu mua S-400 của Nga
Qatar đã cáo buộc láng giềng Ả-rập Xê-út "có thái độ liều lĩnh và chủ ý gây nên rối loạn trong khu vực" sau khi truyền thông Pháp đưa tin Riyadh dọa sẽ tấn công Doha nếu Qatar mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: RT)
Theo Al Jazeera, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani cho hay ông không cho rằng mối đe dọa tấn công quân sự của Ả-rập Xê-út mà truyền thông đưa tin từ tuần trước là điều gì đó nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông cáo buộc Riyadh đã có thái độ liều lĩnh và gây nên "sự mất ổn định" tại Vùng Vịnh, khu vực vốn đã "rung chuyển" từ năm ngoái sau động thái cắt đứt quan hệ ngoại giao lẫn nhau của các quốc gia.
Ngày 2/6, tờ báo Pháp Le Monden cho biết trong lá thư Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al Saud gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Riyadh được cho là đã nhờ Pháp can thiệp nhằm ngăn chặn thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đang được Nga và Qatar bàn thảo. Ả-rập Xê-út đồng thời cảnh báo rằng có thể sử dụng biện pháp mạnh, bao gồm phương án sử dụng quân sự nếu thương vụ vẫn diễn ra.
"Chúng tôi đang chờ đợi sự xác nhận chính thức từ chính phủ Pháp (về tính xác thực của lá thư). Sẽ không có bất cứ mối đe dọa quân sự nào nghiêm trọng từ việc đó, nhưng việc lá thư được dùng để gây nên sự bất ổn trong khu vực là không thể chấp nhận được", ông Al Thani nói.
Căng thẳng giữa Qatar và Ả-rập Xê-út bùng phát vào tháng 6 năm ngoái khi liên minh các nước do Ả-rập Xê-út dẫn đầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc Doha tài trợ khủng bố. Qatar đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này và nói rằng các cáo buộc là nhằm can thiệp vào chủ quyền của Doha.
Văn phòng tổng thống Pháp và cơ quan truyền thông Ả-rập Xê-út hiện chưa có phản hồi về bài báo của Le Monden.
Hồi tháng 12/2017, Đại sứ Qatar tại Nga Fahad bin Mohammed Al-Attiyah hé lộ với truyền thông rằng Doha đang đàm phán với Moscow để mua các hệ thống phòng không, bao gồm S-400 Triumf và Pantsir-S1.
Khi được hỏi rằng Doha có tiếp tục thương vụ này hay không, ông Al Thani cho biết: "Qatar đã tính tới mọi phương án nhằm gia cố năng lực phòng thủ, vì vậy chúng tôi đang chọn hệ thống có chất lượng tốt nhất để bảo vệ quốc gia và chúng tôi có nhiều lựa chọn trong hạng mục này".
Hiện Riyadh cũng đã ký thỏa thuận với Nga để mua hệ thống S-400. Đại sứ Ả-rập Xê-út tại Nga Rayed Krimly cho hay Riyadh đang nghiên cứu "chi tiết kỹ thuật của thỏa thuận".
Mỹ là đồng minh thân thiết với cả 2 quốc gia Ả-rập Xê-út và Qatar và họ quan ngại rằng sự rạn nứt trong quan hệ giữa các đồng minh Hồi giáo dòng Sunni sẽ có lợi cho quốc gia Hồi giáo dòng Shi'ite, Iran, vốn là đối thủ của Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ cảnh báo Ấn Độ cân nhắc hậu quả nếu mua "rồng lửa" S-400 của Nga Mỹ đã lên tiếng cảnh báo đồng minh Ấn Độ rằng việc mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga có thể gây nguy hiểm cho việc hợp tác quốc phòng và chia sẻ công nghệ Mỹ - Ấn cũng như "khả năng tương tác" giữa lực lượng vũ trang 2 nước trong tương lai. Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: RT) Trả...