Mỹ cảnh báo thảm họa mới từ Fukushima
Theo báo cáo mật của Ủy ban điều tiết hạt nhân Mỹ, các kỹ sư của chính phủ Hoa Kỳ được gửi đến giúp đỡ khắc phục cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản cho biết nhà máy Fukushima đang phải đối mặt với hàng loạt những đe dọa mới có thể kéo dài vô thời hạn.
Trong số các mối nguy mới được bản báo cáo hôm 26-3 trích dẫn, lượng nước lớn được các chuyên gia Nhật Bản bơm vào lò phản ứng để làm mát các thanh nhiên liệu sẽ là nguyên nhân gây ra các vết nứt, vỡ vỏ lò nếu như những đợt dư chấn tiếp tục tấn công khu vực này. Báo cáo trên cũng đã nêu ra khả năng nổ cấu trúc bên trong các lò phản ứng do sự tích tụ khí Hydro và Oxy sau khi nước biển bị phân hóa. Ngoài ra, nó cũng cung cấp những thông tin chi tiết mới về tình trạng các thanh nhiên liệu và việc kết tủa muối trên lõi hạt nhân đang gây cản trở khả năng làm lạnh của nước.
Toàn cảnh nhà máy Fukushima
Mấy ngày gần đây, công nhân tại nhà máy Fukushima đang phải nỗ lực vật lộn để ngăn chặn những “phản ứng phụ” sau khi thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm hạ nhiệt các thanh nhiên liệu bao gồm cả việc ngăn chặn rò rỉ nước phóng xạ từ vết nứt ở lò phản ứng số 2 và tình trạng bức xạ quá cao gây nguy hại cho sức khỏe các công nhân bám trụ ở nhà máy.
Theo đánh giá từ các vị lãnh đạo đã khá quen mặt của tập đoàn TEPCO trong cuộc phỏng vấn gần đây, họ đang đặc biệt chú trọng vào việc xử lý nước nhiễm phóng xạ, sự an toàn của các công nhân đồng thời khôi phục khả năng hoạt động lâu dài của các lò phản ứng. Tuy nhiên, họ không hề đưa ra bất kể cảnh báo nào về khả năng xảy ra các vụ nổ bên trong các lò phản ứng hoặc nguy cơ vỡ vỏ lò do từ các đợt dư chấn mà bản báo cáo của phía Mỹ đã đưa ra. Các chuyên gia Hoa Kỳ còn cho hay, nếu nỗ lực làm mát không đạt được hiệu quả thì các thanh nhiên liệu sẽ tiếp tục nóng chảy gây ô nhiễm phóng xạ trong một thời gian dài.
Sơ đồ lò phản ứng bị hư hại ở Fukushima
Một vấn đề khác cũng được bản báo cáo mật đề cập tới là việc đổ nước làm mát các thanh nhiên liệu sẽ được duy trì “vô thời hạn” nếu như hệ thống làm mát tự động không thể khôi phục? Phía Nhật Bản luôn khẳng định phải tiếp tục bơm nước làm mát trong nhiều tháng cho đến khi ổn định được nhiệt độ của các thanh nhiên liệu. Thế nhưng không ít ý kiến phản bác rằng việc bơm nước vào các lò phản ứng sẽ gây ra một thảm họa hoàn toàn mới mà ngành công nghiệp hạt nhân chỉ mới bắt đầu biết đến. Đó là khả năng áp suất nước gây vỡ vỏ lò.
Những tài liệu mà tờ Thời báo New York công bố chi tiết hơn rất nhiều so với những thông tin mà giới chức Nhật Bản đưa ra. Nó thực sự chỉ ra một vấn đề nan giải và hóc búa đối với các chuyên gia Nhật Bản trong việc ngăn chặn sự nóng chảy của các thanh nhiên liệu.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ảnh khủng hoảng hạt nhân Nhật qua từng ngày
Trong khi vẫn phải vật lộn với hậu quả của trận siêu động đất/sóng thần vào ngày 11/3, những ngày qua, người Nhật đang đau đầu đối phó với một cuộc khủng hoảng khác mang tên hạt nhân, mà nếu xấu đi, nó có thể gây ra nguy hiểm với cả các nước khác.
Tâm điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân này là nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, thuộc tỉnh Fukushima, do công ty điện Tokyo Tepco quản lý, với tổng cộng 6 lò phản ứng.
Theo thông tin mới nhất hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo dẫn lời Cơ quan an toàn hạt nhân nước này, nồng độ phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã giảm nhẹ sau khi quân đội Nhật dùng trực thăng đổ nước xuống các lò phản ứng, nhằm làm nguội bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đang nóng lên.
Phóng xạ đạt mức 279,4 microsievert/giờ ở điểm cách tây lò phản ứng số 2 của nhà máy vào 5h sáng nay 18/3, so với 292,2microsievert/h vào 8h40 tối qua 17/3, không lâu sau khi lực lượng quân đội Nhật SDF đổ nước từ xe cứu hỏa vào.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, có tới 64 tấn nước được trực thăng và xe cứu hỏa của SDF cũng như xe vòi rồng của lực lượng cảnh sát Tokyo đổ vào bể chứa tại lò phản ứng số 3 tại nhà máy điện Fukushima I vào ngày 17/3.
Sứ mệnh trên sẽ được tiếp tục vào ngày hôm nay, nhằm ngăn chặn phóng xạ rò rỉ từ bể chứa vào không khí.
Trong khi chính phủ Nhật cho biết, họ cũng nỗ lực phục hồi lại hệ thống làm lạnh đã bị hỏng bằng cách đưa điện trở lại nhà máy qua các đường dây cáp từ bên ngoài.
Các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại nhà máy điện đã mất chức năng làm lạnh sau trận động đất/sóng thần 1 tuần trước. Ngoài ra cũng không thể kiểm soát được mực nước cũng như nhiệt độ tại các bể chứa của lò phản ứng số 1 đến số 4 của nhà máy.
Trong 6 lò phản ứng tại Fukushima I, các lò phản ứng số 1, 2 và 3 vẫn đang hoạt động khi xảy ra động đất và đã tự động dừng. Nhưng lõi của các lò này được tin là đã bị tan chảy một phần do mất chức năng làm lạnh sau động đất.
Các tòa nhà chứa các lò phản ứng số 1, 3 và 4 đã bị hư hại nặng do xảy ra nổ khí hydreo và vỏ bọc của lò phản ứng số 2 bị hư hại ở phần đáy.
Chính phủ Nhật đã thiết lập vùng cách ly với bán kính rộng 20km từ nhà máy và kêu gọi người dân trong bán kính từ 20-30km ở yên trong nhà.
Trực thăng bay trên nhà máy Fukushima I ngày 12/3.
Ngày 13/3, một vụ nổ khí hydro đã thổi bay phần trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 (trái) của nhà máy điện Fukushima I. Bên cạnh là lò phản ứng số 2.
Bên trái là ảnh nhà máy Fukushima I trong một bức ảnh năm 2004 và bên phải là vào ngày 14/3, khi lò phản ứng số 3 bốc cháy sau một vụ nổ khí hydro.
Lò phản ứng số 3 của Fukushima được thấy đang bốc cháy trong một bức ảnh ngày 14/3.
Ảnh vệ tinh chụp hư hại của Fukushima I ngày 16/3 sau trận động đất/sóng thần.
Ảnh chụp từ trên cao toàn cảnh nhà máy Fukushima I vào ngày 17/3.
Ảnh vệ tinh chụp hư hại tại các tòa nhà chứa lò phản ứng số 1, 3 và 4 ngày 16/3. Ảnh được công bố ngày 17/3.
Ảnh do trực thăng của quân đội Nhật chụp hư hại tại các lò phản ứng ngày 16/3. Ảnh được công bố ngày 17/3.
Ảnh trực thăng của quân đội Nhật cho thấy hơi nước bốc lên từ lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima I ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Một bức ảnh do trực thăng quân đội Nhật chụp về hư hại tại lò số 3 ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Hai lò phản ứng số 3 và 4 đã được trực thăng quân đội Nhật dội hàng chục tấn nước xuống vào ngày 16/3. Trong ảnh là hư hại của lò 3 ngày 16/3.
Một bức ảnh tương tự khác về lò số 3.
Ảnh do trực thăng quân đội Nhật chụp hư hại tại lò phản ứng số 4 ngày ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Một bức ảnh nữa cho thấy hư hại của lò phản ứng số 4.
Một bức ảnh tương tự về lò phản ứng số 4.
Trực thăng của quân đội Nhật dội nước xuống 2 lò phản ứng số 3 và số 4 ngày 17/3.
Theo Dân Trí
Khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima nguy hiểm đến đâu? Bốn nhà máy điện nguyên tử tại đông bắc Nhật Bản, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất/sóng thần, đã báo cáo bị hư hại. Nhưng tình trạng khẩn cấp nhất là tại nhà máy Fukushima I. Đã có những kịch bản về "thảm họa". Thế giới lo lắng dõi tin. Hai nhà máy Fukushima I và Fukushima II ở...