Mỹ cảnh báo Syria khó toàn vẹn lãnh thổ vì chậm trễ cải cách chính trị
Sẽ là quá muộn để Syria có thể giữ toàn vẹn lãnh thổ nếu các bên không nhanh chóng thực thi tiến trình cải cách chính trị ở quốc gia Trung Đông này.
Lời cảnh báo trên được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra khi phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 23/2.
Một thành phố ở Syria tan hoang do nội chiến kéo dài. Ảnh Reuters
Ngoại trưởng Kerry cũng cho biết, nếu tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria thất bại thì có thể sẽ có một “kế hoạch B”, trong đó bao gồm việc triển khai hành động quân sự.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ cho biết: “Hiện tôi không thể nói trước về tiến trình cải cách chính trị tại Syria. Nhưng tôi biết rõ rằng đây là giải pháp tốt nhất để chấm dứt chiến tranh và nó là lựa chọn duy nhất khả thi nếu chúng ta thực sự muốn một giải pháp chính trị”.
Nga và Mỹ đã công bố kế hoạch thúc đẩy một lệnh ngừng bắn tạm thời, chấm dứt hành động thù địch tại Syria từ ngày 27/2 tới. Nhà lãnh đạo các nước Mỹ, Pháp, Anh và Đức hy vọng rằng thỏa thuận sẽ sớm có hiệu lực.
Tuy nhiên, việc lệnh ngừng bắn không được áp dụng với IS hay Mặt trận al- Nusra khiến nhiều người lo ngại Chính phủ Syria sẽ coi đây là cái cớ để tiếp tục tấn công vào những khu vực rộng lớn đang do IS kiểm soát./.
Hoàng Lê
Theo_VOV
Triều Tiên doạ tấn công lãnh thổ, nếu Mỹ tập trận với Hàn Quốc
Triều Tiên đã đe doạ tấn công lãnh thổ của Mỹ và Hàn Quốc nếu 2 nước này tiến hành tập trận chung vào tháng 3 tới. Bình Nhưỡng luôn khẳng định rằng, cuộc tập trận này chính là để chuẩn bị cho chiến tranh với Triều Tiên.
"Tất cả những biện pháp tấn công chiến lược và chiến thuật của lực lượng vũ trang Triều Tiên sẽ được sử dụng để đáp trả quân địch nếu chúng tôi thấy có dấu hiệu nguy hiểm", Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Triều Tiên đưa ra thông cáo.
Triều Tiên đưa ra tuyên bố cứng rắn trước thềm cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc
Bình Nhưỡng cho biết, mục tiêu đầu tiên của họ sẽ là Nhà Xanh, nơi ở của Tổng thống Hàn Quốc, sau đó đến các căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Á và lãnh thổ Mỹ. Hiện nay đang có khoảng 28.500 binh lính Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc.
Để phản ứng với tuyên bố này, đại diện văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, ông Cheong Wa Dae đã khẳng định nhiệm vụ của họ là bảo vệ người dân an toàn trước mối nguy hiểm từ phía Triều Tiên.
Vào hôm 22-2, Hàn Quốc đã tuyên bố cùng Mỹ thực hiện một cuộc tập trận tấn công phủ đầu vào các hầm chứa tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Cuộc tập trận này huy động đến 90.000 binh lính Hàn Quốc và 15.000 quân nhân của Mỹ.
Những tình huống trong cuộc tập trận bao gồm cả việc giả định điều động quân đội đến sát biên giới của Nga và Trung Quốc do Seoul tính đến trường hợp khoanh vùng xung đột nếu có chiến tranh với Triều Tiên diễn ra. Hàn Quốc khẳng định rằng, cuộc tập trận này được theo dõi bởi Liên Hợp Quốc và diễn ra theo kế hoạch đã lập từ nhiều tháng trước đó.
Vào hôm 6-1, Triều Tiên đã thử thành công bom nhiệt hạch, tiếp đó, đến ngày 7-2, nước này tiếp tục đưa thành công một vệ tinh quan sát lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy. Triều Tiên khẳng định đây là vụ phóng tên lửa hoàn toàn vì mục đích khoa học tuy nhiên, các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản quan ngại rằng, đây thực chất là một phóng thử tên lửa đạn đạo.
Theo_An ninh thủ đô
Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Nga vội đến Iran? Tông thông Vladimir Putin cư Bô trương Quôc phong Sergey Shoigu đến Iran hôm 21/2 nhăm thuyết phục Tehran và Damascus chấp thuận lệnh ngưng băn ơ Syri Khi Tổng thống Nga Putin biêt rằng Tông thông Syria Bashar al-Assad nhận được sự ủng hộ ngầm của Tehran trong việc từ chối thỏa thuận ngừng bắn, ông liên cư Bộ trưởng Quốc phòng...