Mỹ cảnh báo rắn với Trung Quốc: “Theo thì sống, chống thì chết”
Đại diện Thương mại Robert Lightizer thông báo rằng 1.3.2019 sẽ là “hạn chót cuối cùng” để Trung Quốc đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Nếu không có một thỏa thuận nào được ký kết, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với các lệnh áp thuế mới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
“Theo tôi biết, đây sẽ là hạn cuối cùng. Khi bàn luận, Tổng thống Mỹ không muốn lùi hạn thêm nữa”, ông Lighthizer nói về quyết định hoãn các lệnh áp thuế mới với Trung Quốc tới ngày 1.3 trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS.
“Điều này có nghĩa là sau thời hạn 90 ngày để đàm phán, Mỹ sẽ nâng thuế với mặt hàng của Mỹ”.
Theo Đại diện Thương mại Lighthizer, các nhà đầu tư “có thể yên tâm rằng nếu có một thỏa thuận đảm bảo được quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ của Mỹ cũng như giúp các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thêm thị trường Trung Quốc”, Washington sẽ cố gắng thúc đẩy thỏa thuận này.
“Còn nếu không, sẽ có áp thuế”, ông Lighthizer nhấn mạnh.
Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Kháng cho biết nhóm kinh tế, thương mại của cả 2 nước đang “tăng cường liên lạc và tham vấn lẫn nhau”.
“Chúng tôi hi vọng rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều tha thiết hợp tác, hiện thực hóa sự đồng thuận mà Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được ở Hội nghị G20 tại Argentina”, ông Lục Kháng cho hay.
Video đang HOT
Trước đó, ông Trump và ông Tập đã đạt được đồng thuận về việc trì hoãn việc Mỹ nâng mức thuế từ 10% lên 25% đối với lượng hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc – dự kiến áp dụng vào 1.1.2019 – để cùng nhau đàm phán một hiệp ước thương mại mới.
Theo Danviet
Chiến tranh thương mại: Trung Quốc chờ Mỹ tự bắn vào chân
Trong bối cảnh Trung Quốc sẵn sàng chạy "dài hơi" với Mỹ, Tổng thống Donald Trump có lẽ nên bắt đầu nghĩ tới chiến lược rút lui phòng thân cho cuộc chiến thương mại vốn đang chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhanh-mạnh-quyết liệt kiểu Donald Trump chưa chắc đã thắng được sự kiên nhẫn của người Trung Quốc. Ảnh: Getty/Reuters.
Theo CNN, thị trường chứng khoán đầy biến động của Trung Quốc không giúp chính quyền Tổng thống Trump dành chiến thắng bền vững nào trước Bắc Kinh. Trái lại, nó lại khiến thị trường chứng khoán Mỹ - thứ quyết định quỹ lương hưu của nhiều người Mỹ - bất ổn. Mặc dù ông Trump tuyên bố tình trạng này là do Cục Dữ trự Liên bang (FED) nâng cao lãi suất, nhiều nhà quan sát đã nhận ra rằng thị trường rối loạn là hệ quả của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thế nhưng, điều lạ là dù Washington đang chuẩn bị đánh gói thuế mới - vốn dự kiến kết hợp với 2 gói thuế hiện có sẽ bao trùm toàn bộ mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh dường như không hề có ý định "ăn miếng trả miếng" tức khắc với đối thủ.
Dường như, người Trung Quốc đang có ý định chơi "dài hơi" với ông Trump.
Tại Trung Quốc, vào hôm thứ Ba (23.10) vừa rồi, Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải đã giảm 2,26%, chỉ số Hang Seng giảm 3,08%. Thế nhưng tại Mỹ, khi Sàn Chứng khoán New York mở cửa, chỉ số Dow Jones đã sụt hơn 540 điểm trước khi phục hồi đôi chút. Trong cùng ngày, có lúc chỉ số Nasdaq đã xuống tới mức tệ nhất tháng kể từ tháng 11.2008 - thời điểm đáy của Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Thị trường chứng khoán Mỹ dễ bị tổn thương hơn nhiều so với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Cần phải nhớ rằng, do có dân số đông hơn, bất kỳ thiệt hại nào trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng sẽ nhỏ hơn thị trường Mỹ. Theo đó, chỉ gần 9% tài sản hộ gia đình Trung Quốc là nằm trên thị trường chứng khoán (bằng 1 phần 5 của Mỹ) và 72% tài sản dữ trữ ở Trung Quốc là tiền mặt. Ngược lại, ít nhất 54% người dân Mỹ đều sở hữu một loại chứng khoán nào đó. Theo Gallup, tuy đã giảm trong thập kỷ vừa rồi, tỷ lệ sở hữu chứng khoán của Mỹ vẫn nhiều gấp 5 lần so với Trung Quốc. Đặc biệt, rất nhiều người Mỹ đang đặt cược quỹ về hưu của mình vào sức khỏe của thị trường chứng khoán: thị trường tốt - quỹ lớn, thị trường xấu - quỹ eo hẹp hoặc thậm chí có thể mất trắng.
Chính vì vậy, các quan chức Trung Quốc có vẻ như đang không hề vội vàng cho việc đàm phán.
"Chúng tôi đã đưa họ danh sách chi tiết các yêu cầu, ví dụ như yêu cầu về công nghệ vốn không có thay đổi cơ bản gì trong 5-6 tháng trở lại đây. Vấn đề là họ không phản hồi. Không có gì cả. Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc là người ra quyết định và cho tới hiện tại, họ vẫn chưa ra quyết định gì. Hoặc có thể, họ quyết định không làm gì cả. Tôi chưa từng thấy diễn biến nào như vậy" - ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Tổng thống Donald Trump thừa nhận.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow ngồi cùng Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
Theo CNN, ông Kudlow không lường trước được tình huống này là điều đương nhiên. Trung Quốc đã từng dành cả trăm năm để chờ đợi cơ hội vượt qua đối thủ của mình và cuộc chiến thương mại lần này không phải là ngoại lệ.
Khi bắt đầu "lâm trận", Tổng thống Trump có lẽ đã hi vọng rằng những đòn thuế đau và các thiệt hại ban đầu sẽ khiến Bắc Kinh phải tức tốc ngồi vào bàn và đàm phán. Quả thật, Trung Quốc đã có những cơn đau không chỉ ở thị trường chứng khoán mà còn ở nền kinh tế nối chung. Báo cáo quý mới nhất vừa rồi cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang ở mức 6,5%, giảm mất 0,2% so với quý trước. Tờ Financial Times đã phải nhận định về sự giảm nhẹ này như sau: "Sốc? Không hề! Việc tốc độ giảm không đồng nghĩa với việc nền kinh tế có 'bệnh'. Bản thân nền kinh tế Trung Quốc vẫn lớn và vẫn phát triển mạnh mẽ. Trên hết, đã đến lúc thế giới thôi ám ảnh với mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc và tập trung vào thứ thật sự quan trọng: chất lượng và tính bền vững trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc".
Trung Quốc đang là nước nắm giữ nhiều trái phiếu Mỹ nhất. Ảnh: Getty.
Thế nhưng, ở phía Mỹ, tốc độ phát triển đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo dự báo, tăng trưởng GDP của quý 4 sẽ ở mức 3,3%, giảm 0,9% so với quý trước. Sau gói áp thuế 200 tỷ USD vào tháng 9 vừa rồi, tình hình có thể sẽ trở nên bi đát hơn. Không quá ngạc nhiên, Bắc Kinh sẽ ngồi không và chứng kiến Washington tự bắn vào chân mình.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng nóng là yếu tố cần thiết để ông Trump bù đắp lại việc cắt giảm lớn thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng vượt mức tiềm năng trong thời gian dài có thể gây ra áp lực lạm phát lớn hoặc mất cân bằng tài chính. Để kiềm chế lạm phát, FED sẽ buộc phải tiếp tục nâng lãi suất và điều này sẽ khiến các nhà đầu tư chứng khoán sinh ra tâm lý e ngại và bắt đầu quay sang trái phiếu thay vì cổ phiếu (lúc này đem lại lợi nhuận lớn hơn), khiến cho thị trường chứng khoản đi xuống. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đang phải bán trái phiếu ra để bù đắp khoản thâm hụt gây ra bởi việc cắt giảm thuế và nhiều yếu tố khác. Vô hình chung, những trái phiếu này đang là mối lợi cho các nhà đầu tư và Trung Quốc - chủ thể sở hữu nhiều trái phiếu Mỹ nhất (gần 1,2 nghìn tỷ USD trái phiếu) - cũng không phải ngoại lệ.
Đây chính là thứ vũ khí "độc" nhất mà Bắc Kinh chưa hề đụng tới. Nếu cảm thấy bị dồn ép, Trung Quốc hoàn toàn có thể dừng mua trái phiếu mới, buộc Bộ Tài chính Mỹ phải nâng tỷ suất lãi lên để bán cho những người Mỹ khác. Theo một số nhà phân tích, tuy Trung Quốc chưa hề có ý định bán tháo toàn bộ trái phiếu để đánh sập thị trường Mỹ, viễn cảnh này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.
Trung Quốc hoàn toàn có thể chờ Mỹ tự bắn vào chân mình. Ảnh: Getty.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều lá bài mà Trung Quốc chưa hề đánh ra trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo CNN, Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng phát động phong trào tẩy chay các sản phẩm Mỹ như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ,... của Apple, xe hơi, máy móc, máy bay và các mặt hàng xa xỉ phẩm khác. Đây là chiến thuật mà Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng trước khi đối phó với bất kỳ đối thủ thương mại nào.
Câu hỏi cần đặt ra bây giờ là liệu Tổng thống Trump đã tính tới những khả năng này trước khi gây chiến với Trung Quốc hay chưa bởi hiện tại, Trung Quốc hoàn toàn có thể đợi tới lúc thị trường, doanh nghiệp Mỹ bắt đầu chịu thiệt hại hoặc thậm chí là đợi một chính quyền Washington mới.
Rất, rất có thể, nhanh-mạnh-quyết liệt kiểu Trump chưa chắc đã "ăn" được sự kiên nhẫn của Trung Quốc.
Theo Danviet
Chuyên gia: Trung Quốc sẽ không đầu hàng dù bị kề dao vào cổ Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ nguy hiểm nhất 40 năm qua, nhưng Bắc Kinh nhất quyết sẽ không đầu hàng dù có bị kề dao vào cổ, một chuyên gia Trung Quốc nhận định. Có lẽ không nơi đâu ngoài nước Mỹ mà Tổng thống Trump lại dồn nhiều tâm trí như Trung Quốc. Giới quan sát, các chuyên...