Mỹ cảnh báo Philippines tránh xa thiết bị 5G Huawei
Trong cuộc họp báo tại Manila ngày 1-3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ mối quan ngại về Huawei đối với an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, theo chuyên gia Mỹ, cấm cửa hoàn toàn Huawei cũng chưa chắc đã có lợi.
Ảnh minh họa: Bloomberg
Ngày 1-3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo các công ty Mỹ nên cẩn trọng khi sử dụng công nghệ 5G của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei.
Ông Pompeo đã nhắc lại về mối lo ngại của Mỹ đối với các nhà mạng thế giới sử dụng thiết bị Huawei để triển khai thế hệ mạng viễn thông tiếp theo. Ông cũng cho rằng thế giới nên “mở to mắt” để nhận ra rủi ro an ninh cận kề.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo (phải) sau cuộc họp báo chung tại văn phòng đối ngoại ở Manila. Ảnh: CNET
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: “Nhiệm vụ của chúng tôi là chia sẻ với thế giới về những rủi ro an ninh liên quan đến công nghệ đó [Huawei]: Rủi ro đối với người dân Philippines, rủi ro với an ninh Philippines, rủi ro Mỹ có thể ngừng hoạt động ở những nơi gần với thiết bị của Huawei”.
Ông Pompeo nói thêm: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng thế giới mở to mắt về những rủi ro khi công nghệ đó [Huawei] đã trở thành một phần của cơ sở hạ tầng, cốt lõi hay nằm trong mạng lưới”.
Mối lo ngại của Mỹ
Tuyên bố của ông Pompeo đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang liên tục gây sức ép, thuyết phục các quốc gia khác cấm các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, bao gồm Huawei, tham gia triển khai mạng 5G.
Video đang HOT
5G là thế hệ tiếp theo của mạng viễn thông. Trên lý thuyết, 5G cung cấp tốc độ tải xuống nhanh hơn từ 10 đến 100 lần so với mạng 4G LTE hiện nay. Công nghệ 5G cũng giúp cải thiện độ trễ và đảm bảo khả năng phản hồi gần như ngay lập tức.
Nhiều chuyên gia bảo mật Mỹ đã cáo buộc Huawei chia sẻ thông tin cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Huawei đã nhiều lần phủ nhận nghi vấn này.
Một số quốc gia đã bắt đầu cấm sử dụng thiết bị mạng Huawei. Từ đầu năm 2019, chính phủ Mỹ đã nỗ lực thuyết phục Châu Âu sử dụng công nghệ 5G Huawei. Ngay trong tuần qua, ông Pompeo đã gây áp lực cho các quốc gia đồng minh, thông qua tuyên bố ngừng hợp tác nếu sử dụng công nghệ của nhà sản xuất Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox Business, ông Pompeo cho biết: “Nếu một quốc gia sử dụng thứ này [thiết bị Huawei] và đưa vào một số hệ thống thông tin quan trọng, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với họ”. Ông Pompeo nói thêm: “Trong một số trường hợp rủi ro, chúng tôi thậm chí sẽ không thể xác định nguồn lực của Mỹ như một đại sứ quán hay một tiền đồn của quân đội Mỹ”.
Ngược lại, Huawei vẫn liên tục phủ nhận cáo buộc thiết bị của công ty gây ra rủi ro bảo mật. Chia sẻ trên tờ Financial Times, Chủ tịch luân phiên Huawei Guo Ping cho rằng chiến dịch tẩy chay Huawei mà Mỹ đang phát động trên toàn thế giới xuất phát từ nguyên nhân Mỹ không thể theo kịp Trung Quốc trong quá trình phát triển công nghệ 5G.
“Hàng loạt công kích hướng vào Huawei là kết quả trực tiếp khi Washington nhận ra đã tụt hậu trong việc phát triển một công nghệ chiến lược quan trọng”. Chủ tịch luân phiên Huawei Gou Ping nói: “Chiến dịch toàn cầu chống lại Huawei không liên quan nhiều đến bảo mật. Mọi thứ liên quan đến mong muốn của Mỹ để đàn áp đối thủ cạnh tranh đang trên đà phát triển”.
Cấm cửa Huawei, Mỹ có được lợi?
Ít nhất 3 nhà mạng lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố không hợp tác với Huawei. Ảnh: DT
Chuyên trang công nghệ CNET trích dẫn lời Giám đốc điều hành công ty phần mềm bảo mật OpenVPN Francis Dinha cho biết không nên quá tin tưởng các công ty có trụ sở tại Trung Quốc như Huawei trong việc triển khai mạng 5G.
Đồng thời, ông Dinha khuyên các nhà mạng nên quan tâm hơn đến việc đảm bảo an ninh đầu cuối. CEO OpenVPN khẳng định bảo mật là tiêu chí số một để lựa chọn nhà cung cấp thiết bị.
Ông Francis Dinha nói: “Các nhà khai thác cần triển khai công nghệ một cách khôn ngoan, và không sử dụng thiết bị thiếu an toàn từ bất kỳ công ty nào”.
Tuy nhiên, ông Dinha thừa nhận rằng quyết định cấm cửa Huawei có thể làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Ông cảnh báo một lệnh cấm hoàn toàn có thể gây tổn hại cho các công ty Mỹ đang bắt kịp những nhà sản xuất Trung Quốc, hiện đang đi đầu trong công nghệ 5G.
“Từ quan điểm công nghệ, cấm bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường không phải là quyết định thông thái”. Ông Dinha lý giải: “Loại bỏ sự cạnh tranh có thể khiến các công ty trở nên tự mãn”.
CEO OpenVPN khẳng định sự cạnh tranh là cần thiết để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ông Dinaha nói thêm rằng nếu không được tiếp cận với công nghệ Trung Quốc, các công ty Mỹ và phương Tây sẽ ít biết đến những tiến bộ trong lĩnh vực 5G. Điều này khiến họ có thể bị bỏ xa hơn về mặt công nghệ.
Thay vào đó, ông Dinha đề xuất các nhà mạng, chứ không phải chính phủ, nên tự quyết định có nên sử dụng thiết bị Huawei hay không.
Tại Mỹ, AT&T và Verizon đã quyết định không sử dụng thiết bị 5G Huawei. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành T-Mobile John Legere cũng đã cảm kết với quốc hội là không sử dụng thiết bị Huawei để triển khai 5G.
Theo VietTimes /CNET
Chuyên gia Mỹ nhận định về Thượng đỉnh Mỹ-Triều tổ chức ở Việt Nam
Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sắp diễn ra tại thủ đô Việt Nam. Chuyên gia Mỹ đưa ra các nhận định về sự kiện trọng đại này.
Chỉ còn một tuần nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 được cả thế giới chú ý. Việt Nam đã được nhắc tới nhiều lần bởi truyền thông cũng như các nhà phân tích và chuyên gia nước ngoài không những vì đây sẽ là địa điểm sẽ diễn ra cuộc gặp mà còn vì vị thế và vai trò của Việt Nam trong các vấn đề của khu vực và quốc tế.
Ông Nelson (bìa phải) trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.
Phóng viên VOV thường trú tại Mỹ đã cuộc trao đổi với Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình dương tại Tập đoàn Tư vấn Albright Stonebridge của Mỹ về chủ đề này.
PV: Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Việt Nam?
Anthony Nelson: Tại thời điểm này, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tận dụng thời gian đàm phán nhằm đạt được một số kết quả sau thượng đỉnh. Đại diện đặc biệt, Đại sứ Stephen Biegun đã dành nhiều thời gian trực tiếp gặp các quan chức Triều Tiên và thảo luận với các bên liên quan để cuộc gặp được hiệu quả nhất có thể. Nhiều người đã chỉ trích rằng ở cuộc gặp trước Tổng thống Trump đã gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và đã trao cho Triều Tiên nhiều sự quan tâm và tính hợp pháp tuy nhiên không đạt được kết quả nào đáng kể. Do đó mà, phía Mỹ đang cố gắng làm thế nào để cuộc gặp lần này có được những kết quả cụ thể.
PV: Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới kết quả cuộc gặp thưa ông?
Anthony Nelson: Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất mà chính quyền Tổng thống Trump đang tìm cách giải quyết trước cuộc gặp này đó là khiến các đồng minh của mình yên tâm. Các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, có nhiều lo ngại về một thỏa thuận hợp thức hóa việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Tổng thống Trump có thể sẽ muốn tạo tiếng vang mặc dù cuộc gặp này sẽ không làm thay đổi nhiều tới kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Phía Mỹ cần làm thế nào đó để các đồng minh chủ chốt của mình không cảm thấy bị bỏ rơi.
PV: Vậy vai trò của Việt Nam trong việc được chọn là địa điểm cho thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai là gì thưa ông?
Anthony Nelson: Bản thân tôi cho rằng Việt Nam không đóng một vai trò cụ thể trong cuộc gặp này nhưng sự kiện này là điều ghi nhận vị thế quốc tế đang lên của Việt Nam cũng như vai trò của Việt Nam là một nước có quan hệ mạnh mẽ với nhiều cường quốc và là một trong những quốc gia vẫn còn có thể nói chuyện với Triều Tiên. Triều Tiên đặc biệt muốn ASEAN tham gia tại cuộc gặp này giống như Singapore ở cuộc gặp đầu tiên. Triều Tiên duy trì quan hệ tốt với ASEAN trong khi ASEAN tìm cách tăng cường vai trò của mình trong khu vực và Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất của ASEAN. Cuộc gặp cũng là sự ghi nhận của Mỹ đối với Việt Nam như một đối tác trong các vấn đề an ninh.
PV: Kết quả cuộc gặp lần này có thể có những khả năng nào thưa ông?
Anthony Nelson: Cũng có nhiều dự đoán về khả năng kết quả cuộc gặp và khả năng lớn nhất đó là Triều Tiên đồng ý cho Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thanh sát các cơ sở hạt nhân của mình, đây cũng là điều mà Mỹ muốn. Cũng đã có nhiều người đề cập tới khả năng Mỹ có thể chính thức mở một phái đoàn ngoại giao ở Bình Nhưỡng do tới nay thì Mỹ vẫn thực hiện các hoạt động của mình thông qua phái đoàn của Thụy Điển.
Còn một số khả năng khác đó là hai bên tái thiết lập quan hệ ngoại giao với ý nghĩa mang tính biểu tượng có thể là việc thông báo chính thức một thỏa thuận chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Việc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên cũng là một khả năng, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào việc Triều Tiên sẽ có những nhượng bộ gì. Quốc hội Mỹ sẽ rất lo ngại về việc giảm sức ép đối với Triều Tiên mà đổi lại không đạt được một nhượng bộ đáng kể nào từ phía Bình Nhưỡng.
Theo Phạm Huân
VOV
Tổng thống Trump: Các loại thuế đang gây tổn hại lớn tới Bắc Kinh và Mỹ có thể kéo dài thời hạn đạt thỏa thuận Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/2 tuyên bố ông có thể sẽ gia hạn thời hạn chót ngày 1/3 nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, trong khi vẫn giữ mức thuế hiện tại. Đồng thời ông Trump thừa nhận, các cuộc đàm phán "rất phức tạp". Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nêu rõ: "Có...