Mỹ cảnh báo Pakistan về nguy cơ của các dự án cơ sở hạ tầng với Trung Quốc
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/11 đã cảnh báo Pakistan rằng, nước này sẽ phải đối mặt với thiệt hại kinh tế lâu dài với rất ít sự đền đáp từ phía Trung Quốc nếu tiếp tục theo đuổi dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) của Bắc Kinh.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á Alice Well . (Nguồn: AFP)
Phát biểu trước Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á Alice Wells cho rằng, CPEC – được báo trước là một nhân tố thay đổi cuộc chơi của cả 2 nước láng giềng châu Á – sẽ chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc, trong khi Mỹ đã đưa ra một mô hình ưu việt hơn.
Bà Wells nhấn mạnh: “Rõ ràng và cần phải khẳng định rằng, CPEC không phải là viện trợ. CPEC trước hết dựa vào các công nhân và những nguồn cung cấp của Trung Quốc, thậm chí ngay cả khi thất nghiệp đang gia tăng ở Pakistan”.
Video đang HOT
Theo bà Wells, hành lang trên “sẽ gây ra thiệt hại ngày càng lớn đối với nền kinh tế Pakistan, đặc biệt khi hàng loạt khoản thanh toán bắt đầu đến kỳ phải trả trong 4 hoặc 6 năm tiếp theo. Thậm chí, nếu các khoản thanh toán nợ được hoãn lại, chúng sẽ tiếp tục đe dọa tiềm năng phát triển kinh tế của Pakistan, làm sụp đổ các chương trình cải cách của Thủ tướng (Imran) Khan”.
Theo baoquocte.vn/AFP
Pakistan lạnh lùng chặn máy bay Mỹ
Máy bay phản lực của Mỹ đã cố gắng xâm nhập vào không phận Pakistan từ khu vực Karachi mà không có bất cứ thông báo liên quan nào.
Ngày 20/10, Cơ quan Hàng không Dân dụng Pakistan thông báo đã ngăn cản một máy bay quân sự của Mỹ trước khi nó tiến vào không phậm của Pakistan.
Chính quyền Pakistan tuyên bố rằng, máy bay phản lực của Mỹ đã cố gắng xâm nhập vào không phận Pakistan từ khu vực Karachi mà không có bất cứ thông báo hoặc mật mã liên quan nào.
Theo truyền thông Pakistan, chiếc máy bay Mỹ khởi hành từ Muscat. Cơ quan Hàng không Dân sự Pakistan cho biết trạm kiểm soát không lưu tại khu vực này ngay lập tức phát cảnh báo khi nhận thấy sự xuất hiện của máy bay quân sự Mỹ nên nó buộc phải quay đầu. Hiện phía Mỹ chưa đưa ra bình luận về sự việc trên.
Pakistan đã đóng cửa không phận từ tháng 2 năm nay sau khi Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) tấn công vào khu vực tình nghi là trại khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) ở vùng Balakot của Pakistan.
Vụ tấn công của IAF ngày 26/2 xảy ra hai tuần sau khi một kẻ đánh bom liều chết có liên hệ với nhóm phiến quân JeM sát hại 40 nhân viên an ninh Ấn Độ trong lúc di chuyển qua vùng Jammu và Kashmir.
Ấn Độ và Pakistan đã tranh chấp khu vực Kashmir, phần lãnh thổ phía nam nằm ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ kể từ năm 1947. Mặc dù đã ngừng bắn vào năm 2003 sau nhiều cuộc xung đột vũ trang, sự bất ổn trong khu vực không có dấu hiệu giảm, đồng thời dẫn đến sự xuất hiện của các nhóm cực đoan khác nhau.
Hiện Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.
Mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ bắt đầu bước sang trang lạnh nhạt kể từ sau vụ biệt kích Mỹ lẳng lặng tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ngay trên lãnh thổ Pakistan mà không xin phép.
Tháng 6/2017, một cuộc tranh luận về quy chế đồng minh của Pakistan và cắt giảm viện trợ cho nước này đã diễn ra trong nội bộ chính phủ Mỹ.
Ngay sau đó, đứng trước Quốc hội, ngoại trưởng Pakistan khi đó là ông Khwaja Asif Asif đã nói thẳng về chuyện này, đồng thời khẳng định Islamabad chưa bao giờ xem đồng đôla của Mỹ là quan trọng.
Ông Asif nhấn mạnh, 70.000 dân thường Pakistan đã bị thương kể từ khi nước này sát cánh với Mỹ diệt khủng bố sau sự kiện 11/9/2001. Tổn thất mà Islamabad gánh chịu lên tới 123 tỉ USD nhưng đổi lại chỉ là sự thiếu tôn trọng từ Washington.
Trường Sơn
Theo baodatviet.vn
Pakistan ngăn máy bay quân sự Mỹ vào không phận Đài Sputnik dẫn nguồn báo chí địa phương đưa tin ngày 20/11, một máy bay quân sự của Mỹ đã buộc phải quay đầu về Muscat, Oman ngay sau khi đi vào không phận của Pakistan. Thành phố Karachi, Pakistan. Ảnh: Sputnik Theo đó, Cơ quan Hàng không Dân sự Pakistan đã không cho phép máy bay quân sự của Mỹ vào không...