Mỹ cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc đạt mức đột phá
Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ nhận định rằng Trung Quốc đang trên đà đạt được bước đột phá về năng lực vũ khí hạt nhân.
Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong cán cân an ninh toàn cầu.
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc tham gia một cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 1/10/2019. Ảnh: RT
Theo đài RT (Nga), vị quan chức này tin rằng sự phát triển ngoạn mục của kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có thể là nguy cơ gây leo thang căng thẳng với Washington.
Đô đốc Richard cũng đề cập đến cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà Bắc Kinh đã tiến hành hồi tháng 7/2021. Theo đó, phương tiện siêu thanh này đã bay khoảng 40.000 km trong hơn 100 phút. Ông cho rằng đó là “khoảng cách lớn nhất và thời gian bay dài nhất trong số các hệ thống vũ khí tấn công trên bộ của bất kỳ quốc gia nào tính đến nay.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ bình luận tiến bộ công nghệ này của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chiến lược toàn cầu. Đồng thời ông cho biết thêm rằng Mỹ sẽ củng cố năng lực và chiến lược quân sự trước mối đe dọa về khả năng răn đe chiến lược, và đặc biệt là răn đe hạt nhân. Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cũng tin rằng Mỹ có thể phải đối phó với các đối thủ tiềm tàng sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và hiện đại hóa.
Video đang HOT
Ông Richard từ lâu đã cảnh báo về sự mất cân bằng chiến lược. Trong chuyến thăm châu Âu hồi tháng 10/2021, ông tuyên bố rằng năng lực hạt nhân kết hợp giữa Trung Quốc và Nga sẽ là thách thức lớn đối với Mỹ. Vào thời điểm đó, ông cũng cảnh báo rằng Bắc Kinh có khả năng đang theo đuổi các chiến lược hạt nhân mở rộng.
Từ giữa những năm 2021, nhiều hãng truyền thông Mỹ đã đưa tin rằng Bắc Kinh đang xây dựng hơn 100 hầm chứa tên lửa trên một sa mạc ở miền tây nước này. Đô đốc Charles Richard cho biết Trung Quốc hiện có “các bãi tên lửa hạt nhân” với khoảng 120 hầm chứa tên lửa.
Đô đốc Mỹ cáo buộc Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật quy mô nhỏ nhằm vào một thành viên NATO phi hạt nhân hóa. Ông cũng đã lưu ý đến việc Moskva khởi động lại chương trình máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân Tu-160. Ông Richard gọi loại phương tiện này là “một thành tựu chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh”.
Tuần trước, Bắc Kinh cáo buộc Washington nỗ lực kiềm chế Trung Quốc và Nga, sau khi Chính quyền của Tổng thống Joe Biden gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khuyến cáo Mỹ không nên tạo ra những “kẻ thù tưởng tượng”, phớt lờ những lo ngại về an ninh chính đáng của các quốc gia khác và gây ra sự đối đầu giữa các khối.
Lỗ hổng 'trí mạng' trong hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh của Mỹ
Việc Mỹ phụ thuộc vào Standard Missile-6 để phòng không khiến nước này ngày càng dễ bị tổn thương trước vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga.
Theo nhận định của chuyên gia bình luận về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc tế Gabriel Honrada trên trang Asiatimes.com mới đây, khi các cường quốc quân sự sử dụng tên lửa siêu thanh với số lượng ngày càng tăng, một cuộc chạy đua sức mạnh mới đang diễn ra để có khả năng phòng thủ hiệu quả chống lại vũ khí có thể làm "thay đổi cuộc chơi" này. Đối với Mỹ, Standard Missile-6 (SM-6) vẫn là nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này, cho thấy một lỗ hổng trước các hệ thống siêu thanh cơ động nhanh.
Mỹ phóng tên lửa SM-6 từ tàu chiến. Ảnh: Facebook/Military and Space Electronics
Được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 2013, SM-6 là tên lửa đầu tiên trong dòng tên lửa "Tiêu chuẩn" bao gồm các khả năng phòng thủ "ba trong một": đối không, đối đất và trên biển, cho phép nó đánh chặn tên lửa hành trình và đạn đạo.
SM-6 được triển khai theo ba phiên bản thiết kế, với SM-6 Block I là phiên bản đầu tiên được triển khai trên các tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ, Block IA khắc phục những thiếu sót kỹ thuật liên quan đến phiên bản đầu tiên và phiên bản mới nhất SM-6 Dual có thể bắn hạ các mục tiêu tên lửa hành trình và đạn đạo.
Các báo cáo cho thấy SM-6 có khả năng chống lại các mục tiêu siêu thanh. Mặc dù SM-6 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo bay ở tốc độ siêu thanh, nhưng hiệu quả của nó trong việc chống lại các mục tiêu siêu thanh cơ động là một vấn đề đáng nghi ngờ. Năm ngoái, 2 tên lửa SM-6 Dual phóng từ tàu chiến Aegis của Mỹ đã không thể đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM).
Khi tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh sẽ di chuyển theo một quỹ đạo có thể dự đoán được, điều này có thể giúp tính toán điểm đánh chặn. Tuy nhiên, việc đánh trúng mục tiêu cơ động siêu thanh sẽ khó hơn nhiều.
Ông Honrada cho rằng hiện tại, khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ phải đối mặt với những ràng buộc lớn về chính trị, kỹ thuật và chi phí, có thể hạn chế hiệu quả của chúng trước các mối đe dọa siêu thanh.
Sự nhạy cảm về chính trị đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước đồng minh của Mỹ có thể tạo ra những "điểm mù", mở ra những lỗ hổng rộng lớn hơn. Các quốc gia như vậy có thể lo ngại về việc chính họ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công.
Điều này đã được thấy trong các cuộc biểu tình phản đối diễn ra ở Hàn Quốc về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa Khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), xuất hiện từ năm 2017.
Về mặt kỹ thuật, hạn chế về địa lý của radar phòng thủ tên lửa có nghĩa là không phải tất cả các khu vực quan trọng đều có thể được bảo vệ trước sự tấn công. Điều đó được ghi nhận trong thực tế là lá chắn tên lửa của NATO không thể bảo vệ Bulgaria, Hy Lạp, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ khỏi một cuộc tấn công tên lửa từ Iran bằng các hệ thống đánh chặn tầm trung đặt tại Ba Lan.
Về chi phí, mức giá cao cho mỗi tên lửa SM-6 Dual - ước tính khoảng 5 triệu USD/quả - sẽ khiến việc triển khai vũ khí đủ khả năng đánh bại một cuộc tấn công của tên lửa siêu thanh gặp khó khăn lớn, vì tên lửa tấn công có thể được trang bị mồi nhử và các biện pháp đối phó khác để đánh lừa tên lửa tên lửa phòng thủ.
Do đó, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) năm 2020 đã thông báo gặp khó khăn về vấn đề kinh phí và tạm dừng phát triển tên lửa đánh chặn siêu thanh, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ xem xét các giải pháp ngắn hạn khả thi hơn.
Trung Quốc tuyên bố tiếp tục hiện đại hóa vũ khí hạt nhân Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và hối thúc Nga, Mỹ phải tiên phong giảm số đầu đạn hạt nhân, một quan chức Trung Quốc cho biết. Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Nga nên cắt giảm đầu đạn hạt nhân trước (Ảnh: Xinhua). "Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa vũ khí hạt nhân về...