Mỹ cảnh báo EU trao quy chế MES cho TQ
Mỹ cảnh báo EU không nên trao quy chế kinh tế thị trường (MES) cho Trung Quốc vì sẽ cản trở nỗ lực ngăn bán phá giá tại thị trường Mỹ EU.
“Những nhượng bộ, thỏa hiệp về thương mại có thể đẩy thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đến chỗ ngập trong hàng hóa giá rẻ với sự cạnh tranh không công bằng” – theo cảnh báo của Mỹ trên báo Financial Times ngày 29/12.
Mỹ ngăn cản
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc đã ra sức để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Có được MES sẽ mang đến nhiều lợi ích cho Trung Quốc, có thể giúp các công ty Trung Quốc tránh bị Mỹ và EU áp thuế chống bán phá giá (mức thuế cao) đối với hàng hóa rẻ tiền tại hai thị trường này.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc tham gia vào việc thiết lập giá cả, trợ giá cho nhiều ngành công nghiệp trong nước và có các chính sách can thiệp khác vào nền kinh tế nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn MES.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bà Merkel ủng hộ việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Ảnh: AP
Lâu nay, Mỹ vẫn tìm cách ngăn chặn các công ty Trung Quốc tuồn hàng hóa rẻ tiền vào thị trường Mỹ mà họ coi là “cạnh tranh không công bằng”.
Theo giới chức Mỹ, quyết định trao MES đồng nghĩa với nguy cơ EU sẽ mất đi vũ khí quan trọng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Nhiều khả năng EU sẽ trao MES cho Trung Quốc
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) có xu hướng ngày càng ủng hộ lời đề nghị của Trung Quốc về việc trao MES để đổi lấy nguồn vốn đầu tư.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia cho rằng EU muốn trao MES cho Trung Quốc nhằm mục đích thu hút hàng tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư từ Trung Quốc. Đáng chú ý là EU muốn thu hút vốn Trung Quốc vào một quỹ cơ sở hạ tầng 300 tỉ đô la Mỹ nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đang ì ạch của khu vực.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne từ lâu vẫn tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng ủng hộ việc trao MES cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nước thành viên EU khác, như Ý, cùng các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn của các ngành như thép, gốm sứ, dệt may… lại phản đối mạnh mẽ việc trao MES cho Trung Quốc.
Việc EU cân nhắc trao MES cho Trung Quốc diễn ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ngành thép của châu Âu – lĩnh vực đã phải sa thải 1/5 nhân lực kể từ năm 2009 vì lý do chính được cho là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong khi đó, EU lại muốn cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc sau một loạt vụ tranh chấp trong những năm gần đây.
Dự kiến, EC sẽ đưa ra quyết định về vấn đề trên vào đầu tháng 2-2016. Theo một số nguồn tin, có khả năng Trung Quốc sẽ được EU công nhận là nền kinh tế thị trường vào quí I-2016.
Ngành thép của châu Âu đã phải sa thải 1/5 nhân lực kể từ năm 2009 vì lý do chính được cho là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Ảnh: AP
“Thái độ của EU đối với Trung Quốc tốt hơn thái độ của Mỹ. Dĩ nhiên là các ngành công nghiệp của EU không hoan nghênh việc Trung Quốc được trao địa vị kinh tế thị trường. Nhưng tôi nghĩ điều đó nhiều khả năng sẽ xảy ra” – chuyên gia thương mại Đỗ Tân Tuyền thuộc Đại học kinh doanh và kinh tế quốc tế tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận định.
TQ phạt 7 công ty vận tải biển nước ngoài thao túng giá
Ngày 28/12, Trung Quốc phạt 7 công ty vận tải biển nước ngoài, trong đó có 3 công ty của Nhật Bản, tổng số tiền 407 triệu nhân dân tệ (63 triệu đô la Mỹ) vì thao túng giá. Đây là vụ việc mới nhất liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc tăng cường giám sát hoạt động của các công ty nước ngoài.
Trong một tuyên bố, Ủy ban phát triển và cải cách Trung Quốc (NDRC) – cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc đồng thời là một trong những cơ quan có nhiệm vụ giám sát các vụ kiện liên quan đến vấn đề độc quyền – xác nhận 3 công ty Nhật Bản bị phạt lần này là “K” Line (còn gọi là Kawasaki Kisen Kaisha), Mitsui O.S.K Lines và Eastern Car Liner. Ngoài ra, NDRC cũng đã thu khoản phạt trị giá 284 triệu nhân dân tệ của công ty EUKOR Car Carriers (Hàn Quốc), đồng thời xử phạt 2 công ty của Chile và 1 công ty liên doanh Thụy Điển-Na Uy.
NDRC cáo buộc các công ty trên thông đồng để nâng chi phí vận chuyển và sử dụng các hình thức gian lận trong việc ấn định giá, phần lớn là trên các tuyến đường vận chuyển giữa Trung Quốc với Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Những hành vi này đã vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc và “làm ảnh hưởng đến lợi ích” của các nhà xuất – nhập khẩu Trung Quốc.
Theo NTD
Dầu đá phiến của Mỹ ép Gazprom không thể làm cao!
Với việc chịu tổn thương vì giá dầu giảm, Gazprom, hãng dầu khí khổng lồ của Nga đã bớt "kiêu căng" đối với các khách hàng tại châu Âu của mình.
Gazprom, hãng xuất khẩu dầu khí khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga từ trước tới nay luôn đóng 2 vai trò quan trọng: là một công cụ thực hiện các chính sách ngoại giao của Điện Kremlin và đóng góp nguồn thu thuế quan trọng cho Chính phủ Nga.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Gazprom không còn có thể thực hiện một cách chính xác các vai trò của mình như trước đây.
Tại Liên minh châu Âu (EU), Gazprom cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt. Tuy nhiên, với việc lợi nhuận của hãng đã giảm tới 70% trong năm nay, Gazprom đang phải tự mình đấu tranh để bảo vệ thị phần của chính mình tại thị trường này. Gazprom không còn là công cụ đắc lực của Nga trong các chính sách ngoại giao, bởi khách hàng của họ giờ đây có rất nhiều lựa chọn.
Khí đốt từ dầu đá phiến của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu, giúp các quốc gia này có thêm một cánh tay đắc lực
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), EU chiếm 77% lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom, so với 63% hiện tại. Tuy nhiên, Gazprom có thể sẽ mất đi khách hàng lớn này khi các công ty Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu bắt đầu từ năm 2016.
"Khí đốt từ dầu đá phiến của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu, giúp các quốc gia này có thêm một cánh tay đắc lực", Fatih Birol, giám đốc cấp cao của IEA cho biết.
Còn Philip Olivier, CEO của Engie Global LNG, nhà vận chuyển LNG đã nhận định rằng: "Cho tới năm 2020, lượng khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu có thể chiếm một nửa nhu cầu của khu vực"
Trong bối cảnh này, Gazprom trở nên mềm mỏng hơn, buộc phải chú ý tới các nhu cầu của khách hàng, thông báo kế hoạch về đường ống vận chuyển khí đốt trực tiếp tới EU và thúc đẩy việc giải quyết các cáo buộc độc quyền tại EU, vốn có thể khiến Gazprom chịu thiệt hại hàng tỷ USD.
Sức mạnh của Gazprom dần suy yếu khi giá dầu giảm mạnh và chịu sự cạnh tranh từ các công ty dầu khí Mỹ
Trước đây, vào tháng 9/2014, Gazprom bắt đầu cắt giảm nguồn cung đối với một số quốc gia thành viên EU, bao gồm Ba Lan và Slovakia.
Tháng 1/2015, Công ty này tuyên bố sẽ giảm bớt sản lượng dầu khí được vận chuyển qua đường ống tại Ukraine tới châu Âu, do xung đột giữa Nga và quốc gia này.
Hiện tại, việc giá dầu giảm mạnh đã bắt đầu khiến Gazprom tổn thương. Theo dự báo của Công ty, doanh thu của hãng từ châu Âu năm 2016 sẽ giảm 16%, xuống mức thấp nhất 11 năm qua. Gazprom cho biết, họ sẵn sàng đưa ra mức giá phù hợp hơn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các đường ống vận chuyển mới.
Simone Tagliapietra, chuyên gia nặng lượng tại Bruegel cho rằng: "Sau khi khủng hoảng Ukraine xảy ra, việc đa dạng hóa nguồn cung và thị trường tiêu thụ dầu khí trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cả EU và Nga. Tuy nhiên hiện nay, Nga cần thị trường EU nhiều hơn là thị trường này cần nguồn cung từ Nga".
Hiện, Gazprom đang cố gắng tìm kiếm các khách hàng mới, trong đó Trung Quốc là một khách hàng quan trọng. Sau khi thất bại trọng việc mở rộng hợp đồng với Trung Quốc vào tháng 9/2015, Gazprom vội vàng ký một thỏa thuận với 5 công ty dầu khí lớn tại châu Âu, bao gồm Shell và E.ON để xây dựng đường ống dưới biển Baltic nối thẳng tới Đức.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Miếng lườn bò "tích trữ" từ 15 năm trước giá 71 triệu đồng có gì đặc biệt? Miếng lườn bò được "tích trữ" từ năm 2000 có giá lên tới 3200 đô la Mỹ (tương đương khoảng 71 triệu VNĐ), trở thành miếng thịt đắt nhất thế giới. Nhờ phát minh của gia đình Polmard ở Pháp, thịt bò có thể được bảo quản trong thời gian lâu hơn. Quá trình lưu trữ này gọi là "ngủ đông". Polmard mang...