Mỹ cảnh báo độc hại của thức uống ‘thần dược’ chữa bá bệnh
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên sử dụng thức uống “tẩy rửa” nhưng được quảng cáo như thần dược.
Cảnh báo được FDA đưa ra ngày 16/8, khuyên cha mẹ không nên cho con cái uống thức uống được quảng cáo trên mạng là “ nước khoáng kỳ diệu”, “ bổ sung khoáng chất hoàn hảo”, “giải pháp về nước tinh khiết”… Những thức uống này được dán nhãn Miracle/Master Mineral Solution, Master Mineral Supplement Water Purification Solution và Chlorine Dioxide Protocol.
Loại thức uống này đang được quảng cáo là phương thuốc chống vi trùng, kháng virus và kháng khuẩn, có khả năng điều trị bệnh tự kỷ, ung thư, HIV/AIDS, viêm gan, cúm và nhiều loại bệnh khác. Theo FDA, đây thật ra là dung dịch natri chlorite và nước cất. Độc hại hơn, những nhà bán hàng còn hướng dẫn người dùng pha thêm axit citric vào thức uống, tạo thành chất tẩy trắng mạnh rất nguy hiểm.
“Uống những sản phẩm này cũng giống như uống thuốc tẩy. Người tiêu dùng không nên sử dụng chúng”, tiến sĩ Ned Sharrial, một quan chức của FDA, khuyến cáo.
Những loại thức uống độc hại được quảng cáo như thần dược trên mạng. Ảnh: New York Times
Năm 2010, FDA từng đưa ra cảnh báo về thức uống được xem là “thần kỳ” có thể trị bá bệnh. Tuy nhiên, cảnh báo không ngăn được sự trở lại và phát triển của những sản phẩm gây chết người này. Theo FDA, thông qua mạng xã hội, loại thức uống đang được “quảng cáo rầm rộ, sai trái và phản khoa học”.
FDA cho biết nhiều người mắc bệnh vì đã uống chúng, triệu chứng là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Ít nhất 7 người tử vong trong số 20 người có triệu chứng bất thường do uống “thần dược” nói trên, từ đầu năm đến nay. Năm 2018 có hai ca tử vong, các năm 2017, 2014, 2013, 2011 và 2009 mỗi năm ghi nhận một trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Đây được cho là con số không đầy đủ, bởi không phải bất kỳ người nào uống thức uống nói trên cũng báo cáo với nhà chức trách khi có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra trên nhãn thức uống này có ghi dòng khuyến cáo “nôn mửa và tiêu chảy là tác dụng phụ phổ biến”.
Vũ Trịnh
Theo New York Times/VNE
New Zealand cảnh báo về 'thần dược Viagra tự nhiên' bán ở TQ
Một loài địa y đô thị phổ biến ở New Zealand đang được quảng bá như "thần dược" tự nhiên thay thế Viagra nhưng nó có thể mang lại tác dụng không như ý.
Các nhà thực vật học ở New Zealand đang cảnh báo mọi người không nên lạm dụng loài địa y mọc trên vỉa hè và ở những tảng đá râm mát trong nước.
Những tin đồn sai lệch về công dụng của loài địa ý này đang lan truyền "chóng mặt" trên mạng xã hội, theo Guardian.
Các chuyên gia New Zealand đã cảnh báo người dân không nên tiêu thụ "địa y vỉa hè phòng the" vì nó có thể bị nhiễm độc tố. Ảnh: AP.
Nhà địa lý học của Đại học Otago, Tiến sĩ Allison Knight, gọi loài địa y phổ biến này là "'địa y vỉa hè phòng the" sau khi phát hiện ra nó được quảng bá như "thần dược phòng the tự nhiên" trên các trang thương mại trực tuyến, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Theo bà Knight, tên khoa học của loài nấm này là Xanthoparmelia scabrosa. Thành phần của nó có chứa một số chất tương tự Viagra nhưng cũng có thể chứa thành phần độc hại.
Địa y mọc trên đường có thể bị nhiễm các nhân tố gây ô nhiễm đô thị như: nước tiểu và phân chó, khí thải xe hơi, asen, thủy ngân và chì.
Loài địa y này chỉ phát triển ở New Zealand và Thái Bình Dương, nhiều nhất ở khu vực thành thị.
Có hàng trăm sản phẩm dưới dạng thuốc viên và thuốc bột từ loại địa y này được bán tràn lan trên trang thương mại điện tử Trung Quốc phổ biến Alibaba. Chúng cũng có thể mua lẻ với giá từ 12-300 USD/kg.
Tiến sĩ Knight cho biết hầu hết sản phẩm có sẵn trên mạng được "chế" từ 80% Viagra và 20% cỏ.
Theo bà, loài địa y vỉa hè không được kiểm chứng dưới bất cứ thử nghiệm nghiêm ngặt nào về tính năng cũng như độ an toàn.
"Nó không thực sự được thử nghiệm và có chứa một số chất độc hại. Vì vậy, không nên tiêu thụ nó", bà Knight nói với Guardian.
Loài địa y độc hại này được rao bán nhan nhản trên các trang thương mại điện tử trực tuyến. Ảnh: Independent.
Nhà thực vật học New Zealand, Tiến sĩ Peter de Lange, cũng bác bỏ đặc tính trị liệu của của loại địa y này. Ông thậm chí nói rằng tác dụng của nó đối với khả năng chăn gối có thể trái ngược với những gì người ta hy vọng.
Trong khi đó, bà Knight cũng nói rằng địa y có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
"Loài địa y này [Xanthoparmelia scabrosa] không có trên toàn thế giới, hay ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ với số lượng lớn", bà Knight cho biết.
"Nhưng địa y nói chung có tiềm năng rất lớn. Có rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xem làm thế nào chúng có thể được sử dụng cho thế hệ kháng sinh tiếp theo để thay thế cho những loại mà chúng ta đang kháng thuốc".
Có ít nhất 20.000 loài địa y được biết đến trên toàn thế giới, 2.000 trong số đó mọc ở New Zealand, đặc biệt là trên vỉa hè râm mát, thân cây ăn quả và trong các khu rừng nguyên sinh. Giống như phần lớn biota độc nhất của New Zealand, một số giống và loài địa y đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Theo Zing
Tìm ra "loại thuốc" chống ung thư hiệu quả, có sẵn trong thiên nhiên mà nhiều người không thể ngờ tới Khi biết tên "loại thuốc" chống ung thư này chắc hẳn nhiều người sẽ phải giật mình vì nó vô cùng quen thuộc. Ung thư là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát các tế bào bất thường (tế bào ung thư), dẫn đến xâm lấn và phá hủy cấu trúc mô bình thường của cơ thể. Ung thư có thể được kiểm...