Mỹ cảnh báo chống lại Trung Quốc trong các thỏa thuận thương mại
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 5/10 cho biết, điều khoản “thuốc độc” nhằm ngăn chặn các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được quy định trong Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) mới đây có thể được Washington áp dụng lại trong những thỏa thuận thương mại trong tương lai, ví dụ như với Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Ross cho rằng, điều khoản trên nhằm “vá các lỗ hổng” trong những thỏa thuận thương mại vốn được dùng để “hợp thức hóa” cách hành xử của Trung Quốc về thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp cho các ngành công nghiệp.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. (Nguồn: Reuters)
Mỹ hiện đang trong giai đoạn đàm phán thương mại bước đầu với Nhật Bản và EU nhằm hạ mức thuế, các rào cản pháp lý và nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ đối với ô tô và các mặt hàng khác.
Nếu EU và Nhật Bản ký kết các điều khoản tương tự như điều khoản “thuốc độc” được quy định trong USMCA, điều này sẽ phát đi tín hiệu Brussels và Tokyo hoàn toàn đứng về phía Mỹ trong nỗ lực gia tăng sức ép lên Trung Quốc, nhằm buộc nước này đưa ra các thay đổi chính sách kinh tế lớn.
Bộ trưởng Ross dự báo, tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc sẽ khó đạt nhiều tiến triển cho đến sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào ngày 6/11 tới.
Theo ông Ross, do đã có tiền lệ nên Mỹ có thể dễ dàng áp dụng các điều khoản tương tự trong những thỏa thuận thương mại tương lai.
Theo baoquocte
Mỹ giám sát pháp lý đối với tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc
Ngày 25/8, Bộ Thương mại Mỹ thông báo bổ nhiệm cựu công tố viên Roscoe Howard vào vị trí giám sát viên pháp lý đối với tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc.
(Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố cựu Trưởng công tố liên bang dưới thời Tổng thống Geogre W Bush sẽ đảm nhận vị trí này vì ông đã có kinh nghiệm dày dặn trong nhiều năm xử lý hơn 100 vụ việc liên quan tới các tập đoàn và doanh nghiệp.
Quyết định bổ nhiệm này cũng là một trong những biện pháp chưa từng có tiền lệ mà Bộ Thương mại Mỹ thực hiện đối với tập đoàn ZTE của Trung Quốc.
Với 70.000 nhân viên trên toàn cầu, ZTE là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ZTE đã buộc phải đình chỉ các hoạt động kinh doanh chính trên toàn thế giới sau khi Bộ Thương mại Mỹ hồi giữa tháng 4 cấm các công ty Mỹ bán phần mềm và linh kiện cho hãng này trong 7 năm do nhiều lần tái phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran.
Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào tập đoàn này sau khi Washington và Bắc Kinh đạt thỏa thuận với 3 điều kiện gồm ZTE trả thêm 1 tỷ USD tiền phạt, sa thải toàn bộ ban giám đốc và cho phép Washington chỉ định một chuyên gai lauatj pháp giám sát hoạt động của ZTE.
Ngoài ra, hãng sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc còn phải đóng "khoản tiền cọc" 400 triệu USD để nộp phạt cho phía Mỹ nếu tái phạm trong tương lai./.
Theo vietnamplus
Mỹ không nể nang, quyết đánh thuế hàng xóm và đồng minh thân cận Hôm 31.5, Mỹ cho biết sẽ áp thuế với thép và nhôm nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu, Canada, Mexico. Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Ảnh: AFP. Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết, các cuộc đàm phán với EU không thuyết phục được Washington nên tiếp tục miễn trừ áp thuế với khối này. Washington cũng tước quyền miễn trừ với...