Mỹ cảnh báo Anh về Huawei
Mỹ c ảnh báo Anh sau khi chính quyền nước này cho phép Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip ở địa phương.
Hội đồng quận Nam Cambridgeshire, Anh, ngày 25/6 bỏ phiếu cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip với vốn đầu tư lên tới 1,24 tỉ USD. Chưa đầy 24 giờ sau, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo chính quyền Anh về “mối đe dọa an ninh quốc gia” từ Huawei.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Vương quốc Anh, đánh giá cẩn thận tác động lâu dài của việc cho phép các công ty không đáng tin cậy như Huawei tiếp cận các thông tin nhạy cảm”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tuyên bố hôm 26/6.
Khách hàng đeo khẩu trang tại một cửa hàng của Huawei mới khai trương ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei chịu sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc và điều này sẽ là rủi ro cho các đối tác hợp tác với công ty công nghệ này vì bị đe doạ an ninh quốc gia, quyền sở hữu trí tuệ. Một tài liệu Reuters thu được hôm 23/6 liệt kê 20 công ty hoạt động tại Mỹ mà Washington cho rằng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn, trong đó có Huawei.
Năm ngoái, Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại do lo ngại về an ninh quốc gia. Washington cũng dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để thuyết phục các đồng minh không cho Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. Song Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc rằng họ chuyển dữ liệu cho Bắc Kinh và khẳng định họ độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Việc Huawei lập trung tâm nghiên cứu tại Anh diễn ra trong lúc nước này đang cân nhắc có nên sử dụng thiết bị của tập đoàn Trung Quốc trong hệ thống mạng 5G hay không. Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) tháng trước đã tiến hành đánh giá khẩn cấp về vấn đề này và chính quyền được cho là đang lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng 5G trong ba năm tới.
Đánh giá được NCSC được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ ban hành quy định mới nhằm siết chặt việc tiếp cận của Huawei đối với chip điện tử được sản xuất từ thiết bị của Mỹ.
Nghị sĩ Mỹ tố Trung Quốc dùng Huawei chia rẽ Mỹ - Anh
Thượng nghị sĩ Mỹ Cotton cảnh báo nguy cơ từ việc để Huawei phát triển mạng 5G tại Anh, cho rằng nó có thể gây chia rẽ Washington - London.
"Tôi hy vọng mối quan hệ đặc biệt vẫn được duy trì, dù tôi e rằng Trung Quốc đang âm mưu chia rẽ chúng ta bằng cách dùng Huawei", thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton phát biểu trước Ủy ban Quốc phòng quốc hội Anh hôm 2/6. Ông là một trong các thành viên quốc hội Mỹ đang gây áp lực nhằm ngăn Anh cho phép Huawei tham gia phát triển mạng 5G.
Washington từng nhiều lần bày tỏ lo ngại về độ bảo mật của các thiết bị Huawei, nói rằng chúng có thể sử dụng để đánh cắp bí mật của phương Tây và dọa ngừng chia sẻ thông tin tình báo quan trọng với những đồng minh sử dụng mạng của tập đoàn này.
Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ. Phó Chủ tịch Huawei Victor Zhang nói rằng Washington đã không đưa ra được bằng chứng cho những cáo buộc nhằm vào tập đoàn Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton tại trụ sở quốc hội Mỹ tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Anh thông báo sẽ cho phép Huawei tham gia phát triển hạ tầng 5G ở nước này, nhưng tập đoàn Trung Quốc bị giới hạn ở mức 35% và sẽ không được tiếp cận các hệ thống lõi nhạy cảm. Truyền thông Anh tháng trước cho biết Thủ tướng Boris Johnson đã yêu cầu giới chức lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn sự liên quan của Trung Quốc trong hạ tầng mạng 5G tại nước này trước năm 2023.
"Tôi thực sự hy vọng rằng nếu chính phủ Anh không đảo ngược được hoàn toàn quyết định, họ cũng giảm thiểu sử dụng công nghệ Huawei và đặt ra thời hạn ngắn hơn. Tôi hoan nghênh quyết định nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Trung Quốc vào mạng công nghệ trước năm 2023, mong các bạn hãy cố gắng và làm điều đó sớm hơn nữa", Cotton nói trước quốc hội Anh.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh quan hệ London - Bắc Kinh trở nên căng thẳng liên quan tình hình Hong Kong. Thủ tướng Johnson hôm 2/6 cảnh báo nước này sẽ cấp hàng triệu thị thực cho người Hong Kong, thậm chí quốc tịch Anh, nếu Trung Quốc quyết ban hành luật an ninh riêng cho đặc khu.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cùng ngày cho rằng Trung Quốc có nguy cơ phá hủy một trong những "viên ngọc quý" của nền kinh tế châu Á nếu áp luật an ninh Hong Kong.
Luật mới đang được Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc xây dựng, dự kiến ban hành trong vài tuần tới, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong. Luật cũng cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Thượng nghị sĩ Cotton hồi tháng 4 từng đề xuất cấm công dân Trung Quốc đến Mỹ học về công nghệ cao và nghiên cứu khoa học. Ông lập luận rằng các sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để hưởng nền giáo dục nước này, sau đó trở về Trung Quốc để "cạnh tranh với công việc và ăn cắp ý tưởng sáng tạo của Mỹ".
Cotton được đào tạo luật ở Harvard, là cựu quân nhân, đại diện cho bang Arkansas tại thượng viện Mỹ từ năm 2015. Ông là một trong những nghị sĩ khởi xướng kiện Trung Quốc lên tòa án liên bang Mỹ, đòi nước này phải chịu trách nhiệm về Covid-19.
Trung Quốc hứng đòn với ngoại giao 'chiến lang' Trung Quốc đang vấp phải phản ứng dữ dội toàn cầu, khi Australia kêu gọi điều tra Covid-19, Đức và Anh nghi ngại Huawei, trong khi một số nước đòi bồi thường. Ngày càng xuất hiện nhiều lời chỉ trích nhắm về phía Trung Quốc, cho rằng cách xử lý sai lầm của nước này trong giai đoạn đầu của dịch bệnh đã...