Mỹ cần thay đổi khi chính sách đối với Syria thất bại
Một chính sách thất bại đối với Syria đang làm chính quyền Mỹ thay đổi thái độ của mình.
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Đông đưa ra sau lời bình luận “gây bão” của Ngoại trưởng Mỹ rằng có thể đàm phán với Tổng thống Syria Bashar al-Assad để chấm dứt cuộc đổ máu kéo dài 4 năm qua.
Đất nước Syria bị tàn phá nặng nề trong nội chiến (ảnh: finlandtimes)
Nhiều học giả nghi ngờ rằng đằng sau tuyên bố đó phải chăng là việc nước Mỹ bắt đầu dọn đường dư luận cho sự điều chỉnh thái độ của mình đối với cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay:
Video đang HOT
Nhật báo “Ngôi sao” (Dailystar) của Lebanon ngày 18/3 bình luận, phát biểu của Ngoại trưởng Kerry cho thấy Washington không có những giải pháp khác và chính sách của Mỹ đối với Syria đã thất bại. Chuyên gia phân tích các vấn đề về Trung Đông Elmoghazy Albadraw ở Dubai ngờ rằng, việc chủ nghĩa khủng bố đang mở rộng sự ảnh hưởng tại Syria buộc Washington phải đàm phán với chính phủ Syria. Bởi vì, tiêu diệt IS đang là nỗ lực hàng đầu của chính phủ Mỹ hiện nay.
Ông Albadraw nói: “Syria tiếp tục bước vào năm thứ 5 của cuộc nội chiến. Chính sách của Mỹ đối với Syria đã không tạo ra được tiến bộ nào và nó còn cho thấy sẽ là vô ích nếu Mỹ vẫn tiếp tục chính sách này. Bởi có quá nhiều vấn đề và những khó khăn phát sinh mà đất nước Syria đang phải đối mặt, chẳng hạn như việc chủ nghĩa khủng bố đang mở rộng tràn lan ở quốc gia đầy hỗn loạn này”.
Còn theo chuyên gia Theodore Karasil, lần lượt các sự kiện vừa qua có thể là kế sách của Mỹ nhằm tạo mối quan hệ tốt hơn với Iran, đồng minh thân cận của chính quyền Syria: “Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry về thương lượng với Syria có thể cũng là một phần của chiến lược đàm phán của người Mỹ đối với Tehran, trong bối cảnh Mỹ đang muốn sớm kết thúc những tranh cãi hat nhân Iran. Tôi nghĩ rằng, bình luận của Ngoại trưởng Mỹ có thể là một phép thử để quan sát những phản ứng của xung quanh”.
Giới quan sát nhận định, trong 4 năm qua, chính sách của Mỹ đối với Syria luôn được đánh giá là “bất đắc dĩ” và cuộc nội chiến ở Syria bị lãng quên một thời gian. Chỉ đến khi, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng hoành hành ở Syria, hành quyết các con tin người Mỹ cùng với hàng loạt các vụ tấn công khủng bố ở nhiều nước phương Tây mới khiến Mỹ nhớ đến Syria. Lúc đó, Mỹ mới triển khai quân đội thực hiện không kích nhằm vào các mục tiêu của IS ở Syria. Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Obama còn thể hiện xu hướng can thiệp sâu hơn vào nước này khi cung cấp tài chính, viện trợ cho các nhóm phiến quân ôn hòa.
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford, cho dù chọn phương án đẩy mạnh không kích chống IS hay hỗ trợ phiến quân ôn hòa, thì chính quyền Mỹ chắc chắn sẽ phải tiêu tốn thêm rất nhiều nguồn lực, đặc biệt trong bối cảnh Quốc hội Mỹ tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động huấn luyện viện trợ vũ khí ở Syria./.
Theo_VOV
Mỹ bí mật tổ chức đàm phán với Triều Tiên?
- Tờ Washington Times hôm 14-3 đưa tin, chính quyền Obama đang thực hiện nhiều động thái hướng tới việc tổ chức các cuộc đàm phán mật với chính quyền Triều Tiên. Mục đích là để bình thường hóa quan hệ với quốc gia này.
Dẫn lời một nguồn tin giấu tên của chính quyền Mỹ, tờ WashingtonTimes bình luận các cuộc đàm phán này có ý nghĩa tương tự như hoạt động ngoại giao mật mà Mỹ đã thực hiện để bình thường hóa quan hệ với Cuba hồi tháng 12-2014.
Tuy nhiên phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng Bernadette Meehan đã phủ nhận cuộc đàm phán mật Mỹ-Triều.
"Những thông tin về các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên là không đúng sự thật. Chúng tôi có nhiều kênh liên lạc với Triều Tiên và duy trì chính sách mở cửa đối thoại, với mục đích tái thiết lập các cuộc đàm phán đáng tin cậy và xác thực về việc giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Hiện tại, chúng tôi không tham gia các cuộc đối thoại mật nào" - vị này cho hay.
Lãnh đạo Nhà Trắng Obama (ảnh trái), và lãnh đạo Triều Tiên
Trong các cuộc đàm phán, có các bên thứ ba làm trung gian giống như Vatican đã làm trong cuộc đàm phán với Cuba, là chìa khóa cho bất kỳ chủ trương ngoại giao nào. Và mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chưa bao giờ gặp gỡ một lãnh đạo nước ngoài nào từ khi ông lên nắm quyền cách đây 3 năm, nhưng ông cũng đã thông báo trong bài phát biểu năm mới 2015 rằng ông sẽ tái thiết lập các cuộc đàm phán với Hàn Quốc và được tổng thống Park Geun-hye sẵn sàng hưởng ứng.
"Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể tiếp tục thực hiện các cuộc đàm phán cấp cao vốn bị trì hoãn cũng như tổ chức các cuộc hội đàm khác về các vấn đề đặc biệt nếu Hàn Quốc thật tâm muốn cải thiện mối quan hệ Hàn-Triều thông qua các cuộc đối thoại. Và nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chẳng có lý do nào mà không tổ chức hội đàm cấp cao", ông Kim Jong-un cho biết. Tờ WashingtonTimes dẫn lời phát ngôn viên Chun Hye-ran cho biết chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng sự minh bạch trong việc theo đuổi đàm phán và hợp tác với Triều Tiên. Bà Chun từ chối bình luận liệu Mỹ có đang tìm cách tổ chức đàm phán mật với Bình Nhưỡng hay không.
Ngọc Như
Theo_PLO
Thủ tướng Israel tranh cãi gay gắt với chính quyền Mỹ về hạt nhân Iran Ông Netanyahu tuyên bố sẽ làm mọi việc để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã "gay gắt" hơn khi lãnh đạo Israel tố Mỹ từ bỏ mục tiêu ngăn chặn Iran chế vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Israel Netanyahu Ngoại trưởng Mỹ thì lại đặt nghi vấn...