Mỹ cần những vũ khí mới nào để đấu lại Nga, Trung Quốc?
Quân đội Mỹ đang ở thời điểm phải định hướng lại nhằm duy trì đủ năng lực đối đầu với các cường quốc khác, sau gần hai thập kỷ chủ yếu tập trung vào chống khủng bố và các cuộc xung đột nổi dậy, theo bài của National Interest.
Nga luôn là một thách thức trên bộ truyền thống với quân đội Mỹ với đội hình cơ giới hùng mạnh đe dọa vùng Baltic, các tên lửa đạn đạo tầm xa đáng sợ, pháo binh và tên lửa đất đối không đầy uy lực.
Trong khi đó, một cuộc chiến giả định với Trung Quốc sẽ diễn ra chủ yếu xung quanh việc kiểm soát trên biển và trên không ở Thái Bình Dương. Để duy trì thế thượng phong, quân đội Mỹ cần triển khai các tên lửa chống hạm tầm xa uy lực, các máy bay trực thăng lên các đảo xa của đồng minh ở Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí ngay trên các tàu hải quân Mỹ.
Năm 2017, quân đội Mỹ đã thành lập một ủy ban hỗn hợp gồm nhiều tướng lĩnh cấp cao, vạch ra những thứ vũ khí cần phát triển để chống lại các mối nguy từ Nga và Trung Quốc. Theo ủy ban này, có một số thứ quân đội Mỹ cần phải nhanh chóng có được. Thứ nhất là pháo chính xác tầm xa. Quân đội Mỹ nổi tiếng việc việc sử dụng pháo binh trong Thế chiến II. Tuy nhiên, trong các cuộc xung đột gần đây, họ ngày càng ưa thích sử dụng không kích với các loại vũ khí chính xác thay vì pháo binh.
Sikorsky SB-1 Defiant
Nhưng hỗ trợ đường không sẽ trở nên nguy hiểm khi đối đầu với một kẻ thù ngang hàng có các hệ thống phòng không rất đáng sợ. Vì thế, tên lửa tầm xa kết hợp với pháo có thể được dùng đến để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương, mở đường cho không kích.
Thứ hai là xe chiến đấu thế hệ mới. Ưu tiên thứ hai của lục quân Mỹ và thay thế các xe chiến đấu M2 Bradley vừa yếu động cơ vừa ngày càng tỏ ra dễ bị tổn thương.
Thứ ba là hệ thống trực thăng vận mới. Trực thăng trong quan điểm của quân đội Mỹ rất cần cho chiến trường và sự cơ động tác chiến. Tuy nhiên chúng đắt đỏ, bay chậm (250-350km/h), tầm hoạt động ngắn và dễ bị tổn thương. Quân đội Mỹ đang hướng đến một hệ thống trực thăng vận hoàn toàn mới để cuối cùng có thể thay thế hơn 2.000 trực thăng vận tải hạng trung Black Hawk cũng như các trực thăng tiến công Apache. Hiện đang có hai mẫu máy bay mới cạnh tranh nhau là Bell V-280 Valor, trực thăng có thể thay đổi góc rotor. Mẫu thứ hai là Sikorsky SB-1 Defiant với hai cánh quạt quay ngược chiều nhau.
Video đang HOT
Bell V-280 Valor
Thứ tư là các hệ thống phòng không mới. Trong nửa thế kỷ qua, chính vì ưu thế tuyệt đối của không quân Mỹ đã khiến nhu cầu đối với các hệ thống phòng không mặt đất giảm đi. Tuy nhiên, các nguy cơ mới đến từ máy bay không người lái (drone) cùng sự nở rộ của các loại tên lửa hành trình và đạn đạo đã khiến việc tái xây dựng lực lượng phòng không mặt đất trở thành một ưu tiên lớn.
Theo Anh Minh/Tiền phong
Vén màn bí ẩn: Mẫu tên lửa KN-23 và KN-25 MLRS của Triều Tiên
Hiện chưa rõ Triều Tiên có trực tiếp nối lại thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay không.
Nhưng trong bối cảnh nước này sẵn sàng thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn như hiện nay thì có khả năng họ sẽ thử nghiệm ICBM vào cuối năm nay. Bình Nhưỡng gần đây cũng mới thử nghiệm 2 hệ thống vũ khí rất đáng quan tâm.
Mẫu tên lửa KN-25 của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Năm 2017 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chương trình ICBM của Triều Tiên. Vào ngày 28/11/2017, họ thử nghiệm thành công tên lửa HS-15 "Hwangsong-15". Vụ thử này không chỉ cho thấy họ đủ năng lực phát triển ICBM tầm xa, mà còn cho thấy họ có thể thử nghiệm 2 mẫu thiết kế ICBM chỉ trong vòng 1 năm. Sau vụ thử HS-1, Triều Tiên tạm ngừng các vụ thử nghiệm để dọn đường cho các hoạt động ngoại giao giảm thang căng thẳng, tăng cường quan hệ liên Triều.
Cùng với tiến bộ trong chương trình tên lửa tầm xa nhiên liệu lỏng vào năm 2017, Triều Tiên cũng lặng lẽ cải thiện khả năng của pháo tầm ngắn và Hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS).
Trước khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un đã ra sức thúc đẩy việc sáng tạo và phát triển mẫu pháo tầm xa cùng nhiều hệ thống vũ khí có độ chính xác cao. Động lực đó càng tăng kể từ sau sự kiện Triều Tiên nã pháo trên đảo Yeonpyeong vào tháng 11/2010. Sau vụ đụng độ, các đơn vị tiền tuyến của Bình Nhưỡng đã được tổ chức lại, trong khi các hệ thống vũ khí đang được họ triển khai cũng được xem xét tổng thể.
Từ năm 2010 cho đến 2017, ông Kim liên tục tới thăm các đơn vị pháo binh để quan sát cơ sở vật chất và cũng tham gia nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật. Nhưng trong lúc các vòng đàm phán ngoại giao đang diễn ra, các sự kiện này bị che đậy để tập trung hơn vào các chuyến thăm tới các cơ sở dân sự của ông Kim.
Nhưng sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai không đạt được tuyên bố chung, động lực ngoại giao của Triều Tiên bắt đầu suy giảm. Giới chức Bình Nhưỡng kể từ đó đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn hơn, họ nói rằng nếu không đạt tiến triển trong các vòng đàm phán hạt nhân, Triều Tiên sẽ buộc phải quay trở lại tập trung phát triển sức mạnh quân sự vào cuối năm 2019.
Gần đây nhất, Triều Tiên đã tăng cường các tuyên bố trên bằng việc thử nghiệm nhiều vũ khí tầm ngắn, ngoài ra còn có một tên lửa đạn đạo tầm trung là Pukgusong-3.
Trong khi năm 2017 là năm của ICBM của Triều Tiên, thì năm 2019 họ lại tập trung hơn vào các hệ thống pháo, các loại tên lửa nhiên liệu rắn tầm ngắn và tầm trung. Ví dụ, tên lửa KN-23 xuất hiện lần đầu tiên trong một cuộc diễu binh hồi tháng 2/2018 nhưng chưa từng được thử nghiệm trong năm đó. Vào ngày 4/5/2019, KN-23 được thử nghiệm gần Wonsan. Vụ thử nghiệm tiếp theo loại tên lửa này diễn ra vào ngày 9/5/2019 tại Kusong. Tiếp đó là vụ thử thứ ba và cuối cùng của KN-23 diễn ra vào ngày 24/7/2019.
KN-23 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn chạy bằng nhiên liệu rắn, có nhiều điểm rất giống với mẫu thiết kế của tên lửa 9K720 Iskander của Nga hay hệ thống tên lửa Hyunmoo của Hàn Quốc.
KN-23 được lắp đặt trên 2 phiên bản gồm xe chuyên chở 8 bánh có nhiều điểm rất giống với xe vận chuyển tên lửa Iskander của Nga. Phiên bản thứ hai sử dụng xe chuyên chở 16 bánh. Triều Tiên cũng sử dụng phần khung gầm của xe tăng được cải biến để lắp đặt cho hệ thống tên lửa Pukguksong-2, KN-19 cùng một loại vũ khí mới có nhiều điểm tương tự như hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ MGM-140 (ATACMS). Lắp đặt phần khung gầm xe tăng giúp cho phương tiện chuyên chở thêm cơ động, giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn khi hoạt động ở các vùng địa hình không bằng phẳng.
Tên lửa KN-23 của Triều Tiên được phóng thử nghiệm vào tháng 7/2019 (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 31/7/2019, Triều Tiên thực hiện vụ thử đầu tiên tên lửa KN-25. Tên lửa này được lắp đặt trên phần khung xe tải, tương tự như tên lửa Pukguksong-2, KN-23. Đến ngày 24/8/2019, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm KN-25 và lần này công khai các bức ảnh về vụ phóng mà không qua kiểm duyệt.
Vậy điều gì khiến Triều Tiên thúc đẩy các vụ thử nghiệm hệ thống tên lửa và pháo hạm tầm ngắn? Chúng ta cần nhìn vào thế bế tắc ngoại giao đang diễn ra hiện nay. Mặc dù đã qua 2 Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều cùng một cuộc gặp xuyên biên giới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, các cuộc gặp này đều không giúp tạo bước đột phá cho thế bế tắc ngoại giao. Bởi vậy, các vụ thử nghiệm là cách mà Triều Tiên thể hiện sự không hài lòng của họ và là biện pháp gây sức ép với Mỹ.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng muốn sử dụng các vụ thử này để quan sát xem họ có thể thu được điều gì. Dù cho các vụ thử KN-25 không vi phạm thỏa thuận giữa ông Trump và ông Kim, nhưng việc thử nghiệm KN-23 và ATACMS đúng là đã hơi vượt giới hạn bởi nó giúp Triều Tiên đạt bước tiến trong chương trình chế tạo tên lựa đạn đạo nhiên liệu rắn.
Trong khoảng thời gian mùa Hè vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ thử tên lửa các loại của Triều Tiên. Các vụ thử này diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cho thấy Bình Nhưỡng thực sự tập trung nguồn lực cho việc chế tạo và thử nghiệm các tên lửa đó.
Kể từ sau khi Triều Tiên lần đầu thử nghiệm KN-11 và Pukguksong-2, xuất hiện nhiều sự ngờ vực về khả năng chế tạo hàng loạt các động cơ tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn của nước này. Bởi nếu Triều Tiên thực sự muốn sản xuất hàng loạt, họ sẽ cần phải đảm bảo được chất lượng dây chuyền sản xuất và độ tinh khiết của vật liệu được sử dụng trong chế tạo động cơ tên lửa.
Việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn sẽ giúp Triều Tiên tăng cường khả năng sản xuất động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.
Hiện chưa rõ liệu Triều Tiên có nối lại các cuộc thử nghiệm ICBM hay không. Nhưng trong lúc nước này sẵn sàng thử nghiệm nhiều tên lửa tầm ngắn như hiện nay, có khả năng họ sẽ thử nghiệm ICBM vào cuối năm nay.
Theo viettimes/National Interest
Infographic : Tàu ngầm hạt nhân Nga - vũ khí ngày tận thế kinh hoàng cỡ nào? Tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Yuri Dolgoruky thuộc lớp Borey-A của Nga là vũ khí thực sự của Ngày tận thế. Loại tàu ngày có khả năng mang theo 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa (SLBM) RSM-56 Bulava, với tổng đương lượng nổ lên tới 24.000 kt, một đòn tấn công...