“Mỹ cần Nhật và Đông Nam Á giúp đỡ để mắt đến Trung Quốc”
Washington cần sự giúp đỡ của Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á trong việc canh chừng Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng biển tranh chấp như Biển Đông.
Tàu chiến hiện đại nhất Nhật Bản Izumo, ảnh: SCMP.
South China Morning Post ngày 3/4 đưa tin, Hoa Kỳ hy vọng rằng Nhật Bản có thể nhanh chóng “giải phóng” cho lực lượng hải quân nước này để có thể đóng vai trò tích cực hơn nữa ở Thái Bình Dương sau khi Washington kêu gọi hải quân các nước ASEAN tuần tra chung trên Biển Đông, nơi Trung Quốc ngày càng phô diễn sức mạnh cơ bắp.
Phó Đô đốc Roberts Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ hôm Thứ Năm cho biết, ông dự kiến sẽ thúc giục Nhật Bản tạo điều kiện dễ dàng hơn cho lực lượng hải quân hợp tác trơn tru với Mỹ ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương cũng như cuộc tập trận đa phương khu vực.
Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á đã chuyển hướng ưu tiên quốc phòng của mình từ cực Bắc gần Nga đến Hoa Đông, nơi Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Các nhà phân tích cho biết việc mở rộng hoạt động quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là trên các vùng biển nhạy cảm ở Biển Đông và Hoa Đông không chỉ khiến Nhật Bản mà ngay cả Mỹ cũng cảm thấy lo ngại.
Video đang HOT
Đinh Thụ Phạm, một học giả từ Đài Bắc cho rằng một loạt các hoạt động của Mỹ bao gồm cái ông gọi là “giao giảng cho Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á” về sự cần thiết trợ giúp Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc.
Theo ông Phạm, Hoa Kỳ đã bị chệch hướng bởi diễn biến ở Trung Đông và Ukraine. Washington cần sự giúp đỡ của Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á trong việc canh chừng Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng biển tranh chấp như Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Mỹ-Nhật sẽ tăng cường hợp tác ở Biển Đông để răn đe Trung Quốc
Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến ở Singapore.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David B. Shear là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn trang mạng Đài phát thanh VOA Mỹ ngày 28 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 tại Washington, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, ông David B. Shear cho biết, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh, đồng minh Mỹ-Nhật vẫn là nền tảng của hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo bài báo, ông David B. Shear đã có bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington. Có người hỏi ông: "Đồng minh Mỹ-Nhật hoặc Nhật Bản có thể đóng vai trò gì ở Biển Đông?". Vị quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ này cho biết: "Tôi luôn nói, đồng minh Mỹ-Nhật rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều tôi nói không chỉ là Đông Bắc Á, mà còn có Đông Nam Á và Biển Đông".
Ông cho rằng, Mỹ và Nhật Bản không chỉ sẽ tăng cường xây dựng năng lực đối tác hợp tác ở xung quanh Biển Đông, hơn nữa sẽ tăng cường phối hợp ở khu vực đó.
David B. Shear cho biết, Mỹ đã cùng các đồng minh ở Đông Nam Á tăng cường năng lực ở Biển Đông. Để tăng cường an ninh của khu vực này, Mỹ sẽ điều 4 tàu chiến tới triển khai Singapore vào năm 2018. Có nhà phân tích cho rằng, việc làm này của Mỹ nhằm tăng cường vai trò ảnh hưởng quân sự ở châu Á, uy hiếp ảnh hưởng và dã tâm không ngừng mở rộng của Trung Quốcở Biển Đông.
Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas gần đây đề nghị Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không tới Biển Đông, đồng thời đề nghị ASEAN thành lập lực lượng trên biển tuần tra Biển Đông - những lời kêu gọi này làm Trung Quốc rất bực tức.
Bài phát biểu của ông David B. Shear chủ yếu xoay quanh phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật sắp sửa đổi. Ông nói, phương hướng hợp tác phòng vệ sau sửa đổi sẽ giúp cho Mỹ-Nhật có thể ứng phó linh hoạt hơn các thách thức mới và mở rộng hợp tác trong các vấn đề toàn cầu. Ông còn cho biết, phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật mới hoàn toàn phù hợp với việc triển khai chiến lược "tái cân bằng" châu Á của Mỹ.
Cùng ngày, Phó chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Masahiko Komura cũng phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế, cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng minh Mỹ-Nhật đối với hòa bình và ổn định của châu Á-Thái Bình Dương.
Masahiko Komura còn phê phán Trung Quốc không minh bạch trên phương diện tăng cường quân bị và các động thái quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Masahiko Komura từng làm Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, ông cho hay, các động thái này của Trung Quốc đã phá hoại cân bằng của châu Á, Mỹ "tái cân bằng" ở châu Á, bạn bè của Mỹ cũng cần cân bằng.
Ngoài ra, theo hãng tin Kyodo ngày 27 tháng 3, phó Chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Masahiko Komura chiều ngày 27 tháng 3 phát biểu tại Washington, nói về pháp chế bảo đảm an ninh mới và công tác sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ tiến hành vào cuối tháng 4 tới, nhấn mạnh, dự tính mở rộng phạm vi hợp tác của Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ tới toàn cầu.
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật tập trận chung (ảnh tư liệu)
Masahiko Komura còn đề cập tới ý nghĩa chuyến thăm Mỹ vào hạ tuần tháng 4 tới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cho rằng, chuyến thăm này sẽ "khẳng định với trong và ngoài nước về việc đồng minh Nhật-Mỹ phát triển lên cấp độ mới".
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 28 tháng 3 còn cho biết, ngày 27 tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho đang ở thăm Nhật Bản đã tổ chức hội đàm, đạt được đồng thuận về việc Lực lượng Phòng vệ tham gia vào huấn luyện trên biển của NATO với tư cách quan sát viên, thời gian huấn luyện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2015. Hai bên cũng đã đạt được nhất trí về các vấn đề hợp tác trên biển như tăng cường hợp tác chống cướp biển.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lo ngại Mỹ-Nhật đàm phán mở rộng khả năng tấn công "Lịch sử quân phiệt Nhật Bản và thái độ của Tokyo đối với vấn đề này là lý do" khiến Bắc Kinh quan tâm tới động thái trên. Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Kyodo News ngày 10/9 đưa tin, hôm Thứ Tư Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về thông tin Mỹ có...