Mỹ cân nhắc triển khai tên lửa tấn công phủ đầu Nga
Tình hình căng thẳng tại Ukraine và việc Mỹ chưa thể nối lại các cuộc đối thoại giải trừ vũ khí hạt nhân với Nga là nguyên nhân khiến Washington đang phải xem xét tới khả năng triển khai tên lửa tấn công phủ đầu Nga.
Tên lửa SS-19 được Mỹ triển khai ở một số nước tại châu Âu (Ảnh: USnews)
Theo hãng tin AP, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, đồng thời xem xét việc cải thiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Nguồn tin không nêu rõ khi nào kế hoạch sẽ được thực hiện và những loại tên lửa nào sẽ được triển khai, song cho biết mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao khả năng phá hủy vũ khí của Nga. Trong trường hợp cần thiết, hệ thống tên lửa của Mỹ có thể chủ động tấn công các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga.
Thông tin được tiết lộ trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ đang bế tắc và chỉ một ngày sau khi có tin nói Mỹ đã cho phép sử dụng “các nguồn lực bổ sung” trong trường hợp leo thang xung đột ở Ukraine, quốc gia láng giềng của Nga hiện đang mắc kẹt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng Đông-Tây.
Video đang HOT
Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng bày tỏ quan ngại về số phận mong manh của thỏa thuận hòa bình Minsk 2 vừa được ký hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời gắn “trách nhiệm đặc biệt” của Nga với cuộc khủng hoảng dai dẳng ở quốc gia Đông Âu này.
“Nga có trách nhiệm đặc biệt vì nước này ủng hộ các phần tử ly khai, cung cấp cho họ vũ khí hạng nặng và vì Nga cũng có quân ở miền Đông Ukraine”, ông Stoltenberg nêu rõ trong chuyến thăm đầu tiên trở về quê nhà Na Uy kể từ khi nhậm chức Tổng thư ký NATO hồi năm ngoái,
Các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, luôn cáo buộc Nga đứng sau toàn bộ những diễn biến căng thẳng ở Ukraine thời gian qua, nhất là tình hình xung đột ở miền Đông nơi đang thuộc quyền kiểm soát của phe ly khai thân Nga.
Đây cũng là cớ để các nước này đẩy nhanh kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu nhằm kiểm tỏa sức mạnh của Nga, động thái luôn bị chính quyền Mátxcơva phản đối và cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Tổng thống Ukraine: "Phe ly khai đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng"
Tổng thống Ukrainie Petro Poroshenko ngày 9/3 xác nhận phe ly khai thân Nga tại miền đông đã "rút một lượng lớn các vũ khí hạng nặng". Ông cho hay quân chính phủ cũng đã di dời phần lớn các vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự.
Các vũ khí hạng nặng của phe ly khai tại một nhà kho lớn ở Snizhne, cách Donetsk, đông Ukraine khoảng 90 km. (Ảnh: AFP)
BBC dẫn lời ông Poroshenko ngày 9/3 đưa ra thông tin trên trong một bài phát biểu trên truyền hình, đồng thời xác nhận chính phủ của ông đã rút phần lớn các rốc két và hệ thống pháo hạng nặng.
Chỉ trước đó 3 ngày, Tổng thống Ukraine đã cáo buộc phe ly khai do dự và không tiến hành rút vũ khí dưới sự giám sát của quốc tế, theo như quy định của thỏa thuận Minsk 2.0 hồi tháng 2 vừa qua.
Nói về hiệu lực của thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2.0 mới đạt được tháng trước trong cuộc họp 4 bên Pháp, Đức, Nga, Ukraine, người đứng đầu chính phủ Kiev hôm qua cho hay: "Thỏa thuận ngừng bắn có thể đang tồn tại hoặc không, tùy theo cách bạn phán xét".
Tổng thống Petro Poroshenko cho hay kể từ ngày thỏa thuận Minsk 2.0 có hiệu lực, 64 quân lính chính phủ đã chết. Ông cũng bổ sung kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra 1.549 lính Ukraine đã tử trận.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang giám sát việc thực hiện thỏa thuận Minsk 2.0 tại đông Ukraine.
Theo thỏa thuận trên, hoạt động rút vũ khí cần được tiến hành từ đầu tháng 3 này. Hai bên cần tạo ra một vùng đệm rộng ít nhất 50km đối với các loại đạn pháo có kích cỡ lớn hơn 100mm, 70 km đối với các hệ thống rốc két đa nòng và 100 km đối với các rốc két và tên lửa hạng nặng hơn với bắn tầm xa hơn (như tên lửa đạn đạo Tochka-U).
Hiện OSCE đánh giá thỏa thuận ngừng chiến về cơ bản được giữ vững dù một số vụ đụng độ thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Tính đến nay, ít nhất 6.000 người đã chết trong xung đột tại đông Ukraine kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái.
Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã tiết lộ về kế hoạch bí mật thâu tóm bán đảo Crimea. Ông và các quan chức an ninh đã mở một cuộc họp "xuyên màn đêm" hồi tháng 2 năm ngoái. Khi đó, người đứng đầu điện Kremlin đã âm thầm ra lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga và yêu cầu quân đội sẵn sàng giải cứu Tổng thống Ukraine lúc đó sắp bị hạ bệ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Ông Lavrov: Châu Âu vẫn còn vũ khí hạt nhân có thể bắn tới Nga Theo Đài Tiếng nói nước Nga, phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, trong Hội nghị giải trừ quân bị ngày 2/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định vẫn như trước đây, tại châu Âu còn triển khai những vũ khí hạt nhân chiến thuật đủ khả năng nhắm tới lãnh thổ Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: AP) Ngoại trưởng Nga...