Mỹ cân nhắc sử dụng tiếp máy bay diệt tăng A-10
Mỹ nhiều khả năng sẽ hoãn kế hoạch cho máy bay tấn công mặt đất A-10 “nghỉ hưu” trong 2-3 năm tới vì nhu cầu sử dụng loại máy bay này trong các cuộc chiến tại Trung Đông và châu Phi đang gia tăng.
Cường kích A-10 của Mỹ – Ảnh: Reuters
Tướng Herbert Hawk Carliste, lãnh đạo Bộ tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ, ngày 10.11 nói tại một sự kiện quốc phòng ở thủ đô Washington rằng Mỹ nên hoãn kế hoạch cho máy bay A-10 nghỉ hưu lại một thời gian, theo Defense One.
Trong 2 năm qua, Không quân Mỹ đã đề xuất với Quốc hội về việc cho máy bay A-10 nghỉ hưu để tiết kiệm khoảng 3,7 tỉ USD tiền ngân sách và cho phép đội ngũ bảo trì sang làm việc cho máy bay F-35. Tuy nhiên Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê chuẩn đề xuất này.
Quyết định tiếp tục sử dụng máy bay này phụ thuộc vào Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Bộ trưởng Không quân Deborah Lee James và Tham mưu trưởng Không quân Mark Welsh. Tuy nhiên, tướng Carliste cho biết ông vẫn sẽ sử dụng máy bay này chừng nào còn có thể. “Nếu tôi có A-10 thì tôi sẽ sử dụng. Đó là những máy bay tuyệt vời và tôi sẽ khai thác lợi thế từ đó”.
Video đang HOT
Mỹ có thể sẽ tiếp tục sử dụng cường kích A-10 do nhu cầu gia tăng – Ảnh: Không quân Mỹ
Tướng Carliste là người đề nghị đưa 12 máy bay A-10 đến căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống IS hồi tháng 10. Ông nói rằng máy bay này giúp đáp ứng nhu cầu tấn công trên bộ tại Afghanistan, Iraq, Syria và châu Phi và mối đe dọa từ Nga đang gia tăng, trong khi đó việc sử dụng máy bay F-35 đã bị chậm trễ trong nhiều năm qua, theo Breaking Defense.
A-10 là loại máy bay được thiết kế đặc biệt dành cho các nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất. Không quân Mỹ cho biết máy bay này đơn giản, hiệu quả, có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu trên bộ gồm xe tăng và xe bọc thép.
Máy bay 2 động cơ này cao 4,4 m, thân dài 16,1 m, sải cánh 17,4 m, tốc độ 918 km/giờ, tầm hoạt động 4.148 km. A-10 có thể chở 7.200 kg vũ khí, móc trên 8 giá treo ở cánh và 3 giá ở thân máy bay. A-10 có thể mang theo các loại bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, đặc biệt là khẩu pháo GAU-8/A 30 mm có thể bắn 3.900 phát mỗi phút và diệt được nhiều loại mục tiêu gồm cả xe tăng.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo về nguy cơ đối đầu giữa các nước lớn
Trong buổi nói chuyện về an ninh quốc phòng tại thư viện mang tên Tổng thống Ronald Reagan ở bang California (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cảnh báo về khả năng xảy ra các cuộc tranh giành quyền lợi tại những vùng biển tranh chấp có giàu tài nguyên khoáng sản và nguy cơ đối đầu, thậm chí là xung đột giữa các nước lớn.
Ông Ashton Carter cũng cho biết, sau chuyến công du kéo dài 8 ngày và các cuộc họp, gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một trong những mối lo ngại lớn của Mỹ chính là việc Trung Quốc mở rộng và tăng tốc việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông và điều này có thể dẫn đến khả năng xảy ra xung đột giữa các quốc gia trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói: "Mỹ cùng với hầu hết các nước trong khu vực đang quan ngại sâu sắc về tiến độ và quy mô bồi đắp đất đá ở Biển Đông".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. (Ảnh: Defense ministry)
Theo Bộ trưởng Carter, cách hành xử của Trung Quốc chính là "liều thuốc thử" cho chính cam kết của nước này về an ninh và hòa bình trong khu vực". Ông Ashton Carter đồng thời bày tỏ lo ngại về viễn cảnh quá trình quân sự hóa tiếp tục diễn ra, cũng như khả năng các hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ tính toán sai hoặc nổ ra xung đột giữa các bên tuyên bố chủ quyền. Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington đang tập trung hướng trục về châu Á - Thái Bình Dương bằng việc đưa những tàu chiến và các loại trang thiết bị quân sự hiện đại nhất đến khu vực.
Theo lý giải của ông Ashton Carter thì cách tiếp cận này để "răn đe những kẻ hiếu chiến, bảo vệ các đồng minh và chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những tình huống bất ngờ trong khu vực so với những gì chúng tôi đã làm trước đây". Chưa hết, ông Ashton Carter còn nói về việc Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Bắc Cực và hé lộ rằng, Mỹ đang hiện đại hóa các loại vũ khí, đầu tư phát triển công nghệ mới về quốc phòng như máy bay không người lái, các loại bom thông minh, hệ thống laser....
Hãng tin AP cho biết, buổi nói chuyện ở thư viện Tổng thống Ronald Reagan được tổ chức thường niên và luôn có sự tham gia của các quan chức quân sự, các chính khách hàng đầu nước Mỹ để trao đổi và thảo luận về các chính sách quốc phòng của Mỹ. Lần này, trong bối cảnh Mỹ phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường the USS Lassen áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), vấn đề Biển Đông đã được "mổ xẻ" kỹ càng. Các ý kiến đều thống nhất bày tỏ quan ngại về hành động đơn phương bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó vài ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini nói: "Mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, EU ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Chúng tôi phản đối bất cứ ý đồ nào nhằm đòi chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải thông qua hăm dọa, ép buộc, sử dụng vũ lực hay bất cứ hành động đơn phương nào gây thêm mâu thuẫn".
Theo Gia Nam
Công an nhân dân
Mỹ tính điều thêm quân tới Syria diệt IS Mỹ có thể điều thêm binh sĩ tới Syria nếu Washington tìm được "các lực lượng bản địa đủ năng lực" để làm đối tác trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Reuters. "Để chiến thắng, bạn phải có sự tham gia của các lực lượng bản địa, những người có thể...