Mỹ cân nhắc mang hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD đến Trung Đông
Quân đội Mỹ đang cân nhắc khả năng triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD đến Trung Đông, Reuters đưa tin.
Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) – Ảnh: AFP
Mỹ vẫn đang xem xét và chưa đưa ra quyết định liệu có triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD ở Hàn Quốc hay ở Trung Đông, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ, đại tướng Vincent Brooks, cho biết hôm 4.3.
Tại Hàn Quốc, Mỹ dự định triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD để đối phó Triều Tiên. Tại Trung Đông, tướng Brooks không chỉ đích danh mối đe dọa đến từ quốc gia nào. Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ vẫn luôn lo ngại các tên lửa tầm xa của Iran có thể bắn tới các đồng minh Israel và châu Âu, theo Reuters.
Bố trí hệ thống THAAD rất tốn kém nên Mỹ cần phải cân nhắc lựa chọn điểm triển khai, Reuters dẫn lời tướng Brooks.
Quân đội Mỹ đang chuẩn bị luân chuyển một hệ thống THAAD hiện đóng trên đảo Guam và Washington đang cân nhắc điểm bố trí THAAD tiếp theo.
Hồi tháng 6.2014, các chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đã đề xuất triển khai THAAD nhằm đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, những người phản đối đề xuất này cho rằng việc triển khai THAAD đến bán đảo Triều Tiên có thể làm bùng lên căng thẳng với Nga và Trung Quốc.
Video đang HOT
Một tên lửa thuộc hệ thống THAAD của Mỹ được phóng đi – Ảnh: AFP
THAAD là một trong những hệ thống tên lửa đánh chặn hiện đại nhất thế giới do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là quốc gia đầu tiên trên thế giới mua được THAAD. Thỏa thuận trị giá 1,96 tỉ USD được công bố hồi tháng 12.2011. Tập đoàn Lockheed Martin đang muốn bán THAAD cho Qatar. Saudi Arabia cũng đang cân nhắc khả năng sở hữu THAAD.
THAAD là hệ thống bao gồm bệ phóng trên xe tải, mỗi chiếc có 8 ống phóng, cùng các tên lửa đánh chặn và radar dò mục tiêu AN/TPY-2. THAAD có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, trong giai đoạn giữa cuối và cuối của hành trình. Hệ thống này có thể hủy diệt tên lửa đối phương ở tầm bắn 200 km và ở cao độ 150 km, thường dùng để bảo vệ những nơi trọng yếu về chiến lược hoặc chiến thuật như sân bay hoặc khu dân cư đông đúc.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Úc cân nhắc khả năng ngừng tìm kiếm MH370
Phó thu tương Úc Warren Truss cho biết nước này đang thảo luận với Trung Quôc và Malaysia về khả năng ngừng tìm kiếm máy bay mất tích MH370.
Bóng của chiếc máy bay P3 Orion của Không lực Hoàng gia New Zealand in trên mặt biển Ân Đô Dương khi tìm kiếm máy bay MH370 - Anh: Reuters
Đội tìm kiếm quốc tế do Úc dẫn đầu vẫn chưa tìm ra bất kỳ dấu vết nào của chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách, bị mất tích cách đây gần 1 năm.
MH370 biến mất khỏi màn hình radar sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur để bay sang Bắc Kinh vào hôm 8.3.2014. Dựa vào dữ liệu vệ tinh, các nhà điều tra sau đó cho rằng chiếc máy bay đã rơi xuống Ân Đô Dương.
Theo dự kiến ban đầu, cuộc dò tìm xác máy bay dưới đáy biển trong một khu vực rộng khoảng 60.000 km2 ngoài khơi cảng Perth, phía tây Úc, sẽ kết thúc vào tháng 5.
Phát biểu với Reuters, Phó thu tương Úc Warren Truss cho biết các nước tham gia tìm kiếm sẽ sớm đưa ra quyết định có nên tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm lên thành 1,1 triệu km2 hay không khi vẫn chưa tìm ra bất kỳ manh mối nào.
Các cuộc thảo luận để bàn bạc về những bước tiếp theo đã được tiến hành, bao gồm cả khả năng ngừng cuộc tìm kiếm, theo ông Truss.
"Rõ ràng chúng tôi không thể cứ tìm kiếm mãi được, nhưng chúng tôi muốn làm mọi việc có thể làm để xác định vị trí máy bay", ông Truss nói.
Cần thêm hỗ trợ từ quốc tế
Bà Wang Run Xiang, 58 tuổi, mẹ của một hành khách Trung Quôc đi chuyến bay MH370, cầm ảnh cháu trai bà, khóc ngất khi đang đứng bên ngoài hãng hàng không Malaysia Airlines hôm 12.2 - Anh: Reuters
Úc cùng Malaysia đã chia đôi chi phí dành cho cuộc tìm kiếm, ước tính lên đến 40,5 triệu USD, tuy nhiên Phó thu tương Úc cho rằng việc mở rộng khu vực tìm kiếm sẽ là điều không thể nếu như không có thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.
"Chúng tôi đã bỏ ra một khoản tiền mà chúng tôi nghĩ là cần thiết để thực hiện việc này (tìm kiếm máy bay) một cách triệt để cùng các trang thiết bị tiên tiến nhất hiện nay. Nhưng sau đó, chúng tôi phải có những quyết định khác về khoảng thời gian cần bỏ thêm ra để lùng tìm", Phó thu tương Úc cho biết.
Đươc biêt, phần lớn hành khách có mặt trên MH370 là công dân Trung Quôc.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quôc Hồng Lỗi cho biết Úc, Trung Quôc và Malaysia đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong cuộc tìm kiếm.
"Phía Úc đã tốn một nguồn nhân lực và tài lực lớn và chúng tôi biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của họ. Nỗ lực tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục và chúng tôi hy vọng sẽ có tiến triển", ông Hồng nói.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Obama: 'Mỹ vẫn cân nhắc vũ trang cho Ukraine' Tổng thống Obama hôm qua cho biết vẫn đang cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng giải pháp ngoại giao và lệnh trừng phạt là những công cụ giải quyết khủng hoảng ưu tiên của ông. Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng hôm qua. Ảnh:Reuters Ông Obama đưa ra quan điểm trên tại cuộc...