Mỹ cân nhắc đưa bộ binh vào cuộc chiến chống IS
Giới chức quân đội Mỹ cho biết nước này đang cân nhắc khả năng đưa bộ binh tham gia cuộc chiến chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, phản ánh chiều hướng can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào cuộc chiến này.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, đưa ra tuyên bố trong phiên điều trần tại Quốc hội ngày 13/11.
Phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện ngày 13/11, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ cho biết giới hoạch định chính sách Lầu Năm Góc đã và đang tích cực cân nhắc phương án này.
“Các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc đang trong quá trình xem xét phương án triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria”, Tướng bốn sao Martin Dempsey tuyên bố khi trả lời chất vấn của các nhà lập pháp.
Ông thừa nhận tương quan sức mạnh trên thực địa hiện đang nghiêng về các tay súng IS chứ không phải quân đội Iraq. Do đó, Mỹ cần phải giúp Iraq xây dựng lại 12 trung đoàn với tổng số khoảng 80.000 quân thì mới có thể đủ sức giành lại những vùng lãnh thổ đã bị mất vào tay IS.
“Chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn chiến lược”, Tướng Dempsey kêu gọi.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng thừa nhận cuộc chiến chống các phần tử chủ chiến Hồi giáo thuộc IS trên cả hai địa bàn Iraq và Syria là “khó khăn và lâu dài, có thể kéo dài trong nhiều năm”.
Tuy nhiên cả Bộ trưởng Quốc phòng Hagel và Tướng Dempsey đều không đưa ra con số cụ thể về số binh sĩ có thể được triển khai, mà chỉ cho biết lực lượng trực tiếp tham chiến sẽ ở mức “khiêm tốn”.
Trong thời kỳ đỉnh cao, Mỹ từng cử tới 150.000 quân chiến đấu tại chiến trường Iraq, nơi Mỹ tiến hành cuộc chiến trong suốt 8 năm, từ 2003 đến 2011.
Đây là lần đầu tiên giới quân sự chóp bu ở Mỹ đề cập trực tiếp đến khả năng viện đến bộ binh trong cuộc chiến chống IS. Trước đó, Tổng thống Barack Obama khẳng định sẽ không đưa lính Mỹ trở lại Trung Đông sau những nỗ lực nhọc nhằn trong việc rút quân ra khỏi Iraq năm 2011.
Sự thay đổi này báo hiệu chiều hướng can thiệp ngày càng sâu của chính quyền Mỹ vào tình hình Iraq và Syria, và được đưa ra chỉ một tuần sau khi vị tổng thống thứ 44 của Nhà Trắng quyết định tăng hơn gấp đôi số cố vấn Mỹ tại Iraq, từ 1.400 lên 3.000 người
Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đề nghị Quốc hội duyệt chi khoản ngân sách 5,6 tỷ USD cho cuộc chiến chống IS trong tài khóa 2015. Trong số tiền này có 3,4 tỷ USD chi cho các hoạt động quân sự và 1,6 tỷ USD giúp huấn luyện, trang bị cho các lực lượng an ninh Iraq.
Trước đó, Bộ trưởng Hagel cũng đã có một cuộc điều trần tại Quốc hội cho rằng chiến dịch không kích chống IS đã thu được một số kết quả nhưng IS “tiếp tục là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, các lợi ích của Mỹ và các đồng minh của Mỹ”.
Vũ Anh
Theo AP
Tổng thống Obama sẽ phải sử dụng bộ binh để đánh thắng IS
Ngày 12-9, Thời báo Washington dẫn lời các chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ cho biết, để tiêu diệt được nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS), còn gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Đại Syria (ISIS), Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phải sử dụng đến bộ binh, bất chấp việc ông đã tuyên bố là chỉ sử dụng không quân.
"Chỉ có sức mạnh không quân không thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh. Chiến lược vừa được công bố của tổng thống đã bỏ qua thực tế được chấp nhận rộng rãi này. Nhưng với binh lính trên bộ, chỉ với số lượng rất nhỏ, chúng ta có thể hợp tác với người Kurd và người Shia để hỗ trợ lực lượng mặt đất đó nhanh chóng đánh bại ISIS", một sĩ quan lục quân tại Lầu Năm Góc cho biết.
Trong khi đó, một chuyên gia khác cho rằng chỉ dựa vào lực lượng an ninh Iraq trên bộ sẽ là một sai lầm, vì IS là một quân đội và họ đã phát triển những chiến thuật thích hợp để giành chiến thắng.
"Chúng ta đã không học được một điều trong 80 năm qua. Nhà nước Hồi giáo là một quân đội. Không quân sẽ không giải quyết được việc này. Họ sẽ còn tiếp tục hoạt động cho đến khi chúng ta đưa bộ binh vào và tiêu diệt chúng. Họ đã điều chỉnh chiến thuật. Họ trà trộn vào dân thường", Thời báo Washington lời một chuyên gia, một cựu chuyên gia phân tích của CIA và quan chức chống khủng bố tại Bộ Ngoại giao Mỹ Larry Johnson.
Lực lượng ISIS được trang bị cả vũ khí hạng nặng
Hôm 10-9, Tổng thống Obama đã công bố chiến lược nhằm đánh bại nhóm chiến binh IS. Ông Obama cho rằng Washington sẽ mở rộng các cuộc không kích từ Iraq tới Syria, cũng như cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ và huấn luyện cho lực lượng người Kurd và quân đội Iraq và phe đối lập ôn hòa của Syria để đối phó với mối đe dọa khủng bố.
Tuy nhiên, ông đã từ chối miêu tả chiến dịch này là một "cuộc chiến tranh" và cam kết rằng quân đội Mỹ sẽ không trở lại lãnh thổ Iraq. Ông cho rằng chiến dịch mới này giống với những chiến dịch mà Mỹ tiến hành ở Yemen và Somalia, chủ yếu sử dụng máy bay không người lái tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để đánh bại quân đội khủng bố như IS, thì các cuộc không kích và tấn công bằng máy bay không người lái sẽ là không đủ. Trong khi đó, các thượng nghị sĩ Mỹ đã đồng ý với quan điểm này và cảnh báo rằng binh lính Mỹ sẽ sớm trở lại Iraq.
"Không có cách nào khác. Binh lính Mỹ sẽ được triển khai tới hiện trường. Người Mỹ sẽ bị tấn công, và họ sẽ bắn trả. Đơn giản là không có cách nào khác để thực hiện việc này", ông Howard P. McKeon, nghị sỹ đảng Cộng hòa thuộc bang California và Chủ tịch Ủy ban quân lực Hạ viện nói với Thời báo Washington.
Theo ANTD
Australia phát triển loại đạn súng bộ binh mới Công ty Thales Australia đang bắt đầu công việc phát triển loại đạn mới dành cho súng bộ binh cỡ nòng nhỏ. ảnh minh họa Đạn 5,56 x 45 NATO Loại đạn mới đang được Australia phát triển cùng với một công ty nước ngoài sẽ có tính năng khác đáng kể các loại đạn thông thường cùng cỡ. Các loại đạn của...