Mỹ cân nhắc điều F-22 và B-52 diễn tập với Hàn Quốc
Ngày 21-2, Bộ tư lệnh lực lượng hỗn hợp Mỹ (CFC) cho biết, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tổ chức các cuộc diễn tập quân sự thường niên chung mang tên “Giải pháp then chốt/Đại bàng non” (Key Resolve/Foal Eagle) vào tháng tới giữa lúc căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân gần đây của CHDCND Triều Tiên.
Theo CFC, cuộc diễn tập giả định trên máy tính, mang tên Key Resolve, sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 25-3 nhằm cải thiện khả năng hoạt động và chiến đấu của các lực lượng hỗn hợp hai nước để ngăn chặn những mối đe dọa đối với Hàn Quốc.
Cuộc diễn tập quân sự này sẽ có sự tham gia của khoảng 10.000 lính Hàn Quốc và 3.500 lính Mỹ để kiểm tra nhiều kịch bản mà Bộ tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc giữ vai trò lãnh đạo tiến hành các hoạt động. Việc này rất cần thiết khi mà Hàn Quốc chuẩn bị tiếp quản quyền kiểm soát hoạt động thời chiến (OPCON) từ Mỹ vào cuối năm 2015.
Mỹ đã từng nhiều lần điều tàu sân bay tham gia diễn tập với đồng minh
“Đây là năm đầu tiên cuộc diễn tập Key Resolve sẽ do Bộ tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc chỉ huy, chứ không phải do Bộ tư lệnh các lực lượng hỗn hợp”, CFC cho biết trong một tuyên bố. “Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng chỉ huy tác chiến của quân đội Hàn Quốc và thiết lập cơ sở cho quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động thời chiến”.
Bên cạnh đó, hai nước còn có kế hoạch tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung mang tên Foal Eagle, gồm một loạt các khoa mục của các lực lượng hải, lục và không quân hai nước, từ ngày 01-3 đến ngày 30-4. Cuộc diễn tập này sẽ có sự tham gia của khoảng 200.000 lính Hàn Quốc và 10.000 lính Mỹ, chủ yếu là các lực lượng đồn trú bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc.
Theo các quan chức quân sự, hai nước đang bàn thảo về việc có huy động tàu sân bay hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom hạng nặng B-52 của Mỹ tham gia cuộc diễn tập này hay không. Các quan chức CFC đã từ chối bình luận vì chưa có quyết định nào được đưa ra.
Video đang HOT
Tính năng ưu việt của F-22 sẽ được thể nghiệm trong diễn tập với Hàn Quốc?
CFC cho biết quân đội CHDCND Triều Tiên đã được thông báo về cuộc diễn tập này. Các quan sát viên từ các nước khác sẽ được mời tham gia để đảm bảo hai nước không vi phạm hiệp định đình chiến được ký kết vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Cuộc diễn tập thường niên quy mô lớn này diễn ra đúng vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần ba vào ngày 12-2 và thường xuyên đe dọa trả đũa các lực lượng “thù địch”.
Hôm 19-2, đại diện của CHDCND Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo về “sự hủy diệt cuối cùng” đối với Hàn Quốc và các đồng minh nếu họ tiếp tục theo đuổi các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với chương trình hạt nhân của nước này, và cho rằng đó chỉ là một biện pháp “tự vệ”.
Mỹ đang cân nhắc điều B-52 đến tham gia diễn tập
Những hành động của CHDCND Triều Tiên đã làm gia tăng những lời kêu gọi trì hoãn kế hoạch chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động thời chiến. Hôm 20-2, đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Sung Kim cho biết, việc chuyển giao OPCON sẽ chỉ diễn ra khi mọi công việc chuẩn bị hoàn thành, ám chỉ đến khả năng thay đổi kế hoạch nếu cần thiết.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, quyết định như vậy chưa được đưa vào chương trình nghị sự và hai đồng minh đã và đang phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện đúng kế hoạch này vào năm 2015.
Theo ANTD
Không quân Ấn Độ đứng đầu thế giới về...tai nạn máy bay
Tỷ lệ tai nạn máy bay của không quân Ấn Độ luôn cao hơn rất nhiều so với Nga - nước xuất khẩu máy bay chủ yếu cho Ấn Độ
Ngày 15/11 năm nay, 1 chiếc F-22A "Raptor" của liên đội 325 không quân Mỹ đã bị rơi ở Florida, phi công đã nhảy dù thành công. Đây là vụ tai nạn thứ 5 của loại máy bay được coi là hiện đại bậc nhất thế giới này, trong đó chỉ có 3 vụ phi công thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Sự cố thứ nhất phát sinh năm 1992 trong giai đoạn thử nghiệm của F-22, còn chiếc máy bay chiến đấu thực thụ đầu tiên bị tai nạn vào ngày 20/12/2004. Sau đó còn phát sinh tiếp 2 sự cố nữa đối với loại máy bay này vào ngày 25/03/2009 và 17/11/2010, đến ngày 15/11 năm nay là vụ thứ 5.
F-22 Raptor hiện có tỷ lệ tai nạn là 6 vụ/10 vạn giờ bay
Ngày 13/12/2011, nhà sản xuất máy bay Lockheed Martin sản xuất chiếc cuối cùng trong số 187 máy bay F-22, công ty này đã niêm cất dây chuyền công nghệ sản xuất máy bay, hy vọng có thể khôi phục hoạt động sản xuất loại máy bay này. Thế nhưng, trong thực tế không quân Mỹ chỉ còn 182 chiếc (5 chiếc hỏng hoàn toàn sau tai nạn) được biên chế thành 15 phi đội, trong đó có 3 phi đội làm nhiệm vụ huấn luyện.
Nếu tính tỷ lệ phát sinh sự cố thì cứ 10 vạn giờ bay F-22 phát sinh 6 vụ, ngoài tổn thất về máy bay (mất trắng cả trăm triệu USD), chỉ riêng kinh phí sửa chữa cũng đã hơn 1 triệu USD cho mỗi dấu hiệu mất an toàn. Còn 2 loại F-15 và F-16 của Mỹ thì có tỷ lệ tai nạn chỉ bằng hơn nửa F-22 với 3 - 4 vụ trên 10 vạn giờ bay.
"Xe tải bay" B-52 là loại máy bay có tính tin cậy cao nhất của Mỹ
Các loại máy bay ném bom Mỹ có tỷ lệ tai nạn thấp hơn nhiều, một phần cũng do nó chỉ bay với tốc độ thấp hơn và ít động tác kỹ thuật phức tạp. 2 loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 và máy bay tàng hình B-2 có tỷ lệ gặp sự cố khoảng 3,48 vụ trên 10 vạn giờ bay, còn siêu pháo đài bay B-52 (mệnh danh là "xe tải bay"), trong gần 60 năm qua phát sinh rất ít sự cố, là loại máy bay có độ ổn định an toàn cao nhất trong lực lượng không quân Mỹ. Tính ra, cứ mỗi 10 vạn giờ bay của B-52 chỉ có 1,5 lần mất an toàn.
Tỷ lệ phát sinh sự cố của không quân Ấn Độ với trang bị chủ yếu là các loại máy bay Nga đang đứng đầu thế giới, cứ mỗi 10 vạn giờ bay không quân Ấn Độ lại có 6-7 vụ tai nạn, cao hơn so với các máy bay của Nato (4-5 vụ) và cao hơn rất nhiều so với Nga - cũng sử dụng phần lớn các loại máy bay như Ấn Độ.
Biên đội máy bay Su-30 MKI của không quân Ấn Độ
Các loại máy bay công nghệ càng cao thì khi mới ra đời càng gặp tai nạn nhiều hơn, ví dụ như tỷ lệ tai nạn của F-22 hiện là 6 vụ/10 vạn giờ bay, nhưng khoảng 10 năm nữa, khi trình độ và các kỹ năng bay của phi công đã thành thục thì nó sẽ giảm xuống chỉ còn 2-3 vụ/10 vạn giờ.
Vào đầu thập niên 50 - thế kỷ 20, loại máy bay chiến đấu sơ khai là F-89 có tỷ lệ tai nạn khủng khiếp với 383 vụ/10 vạn giờ bay, thế nhưng chỉ sau 10 năm, một thế hệ máy bay mới ra đời, tỷ lệ bình quân đã giảm xuống mức đáng kinh ngạc với vẻn vẹn 20 vụ, còn loại máy bay có trình độ công nghệ cao nhất lúc đó của Mỹ là tiêm kích bom F-4 chỉ mất an toàn có 5 lần/10 vạn giờ bay.
F-89 của Mỹ đứng đầu thế giới về mất an toàn trong thập niên 50
Tính tin cậy và mức độ an toàn của các loại máy bay cũng tăng lên theo trình độ công nghệ mặc dù kết cấu máy bay và hệ thống thiết bị của nó ngày càng phức tạp hơn. Điều này cũng không khó lí giải, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng các thiết bị cảm biến và đo đạc trong khoang máy bay, chính điều này đã giúp phi công phát hiện ra những sự cố tiềm ẩn ngay từ khi nó mới chỉ là các dấu hiệu mất an toàn.
Theo ANTD
Việt Nam có thể được trang bị tên lửa dễ dàng "hạ sát" cả F-22 của Mỹ Tờ "Tin tức" của Nga đưa tin, không quân Nga đã chế tạo thành công loại tên lửa không đối không siêu hạng có khả năng "hạ sát" dễ dàng F-22 của Mỹ. PBB- có thể hạ tất cả các loại máy bay chiến đấu Loại tên lửa không đối không này do Viện nghiên cứu tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga...