Mỹ cần một vị tổng thống từ đảng Cộng hòa để trấn áp Trung Quốc?
Và khi mà điểm nóng thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông đã nguội bớt để nhường chỗ cho châu Á Thái Bình Dương, thì cuộc bầu cử quan trọng nhất thế giới sẽ tác động tới tình hình ở điểm nóng này như thế nào?
Thế giới trong khoảng thời gian đầu tiên của năm 2015 đầy ắp các sự kiện dồn dập trên khắp toàn cầu, với các cuộc chiến thương mại và những cuộc đụng độ quân sự. Tất cả khiến cho thời gian dường như trôi nhanh hơn, khi mà quý đầu tiên của năm 2015 đã trôi qua chỉ trong tích tắc.
Nó đồng nghĩa với việc chỉ còn chưa đầy 9 tháng nữa là năm 2015 sẽ trôi qua, và một sự kiện quan trọng bậc nhất có thể ảnh hưởng tới thế giới trong vòng gần 10 năm tới sẽ diễn ra: cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ – một sự kiện sẽ xoay chiều và có thể làm đảo lộn mọi chính sách trên toàn cầu. Và khi mà điểm nóng thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông đã nguội bớt để nhường chỗ cho châu Á Thái Bình Dương, thì cuộc bầu cử quan trọng nhất thế giới sẽ tác động tới tình hình ở điểm nóng này như thế nào?
Năm 2015 có lẽ sẽ là năm mang tính bước ngoặt lớn nhất trong việc thay đổi tình hình trên toàn cầu và cũng là dấu mốc thay đổi trọng tâm sự chú ý của Mỹ – cường quốc lớn nhất thế giới. Với thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua, 15 năm dài mà nước Mỹ bị lún sâu vào khu vực Trung Đông kể từ thời điểm diễn ra vụ tấn công tòa tháp đôi 11/9/2001 về cơ bản đã kết thúc.
Sau khi đã rút được chân ra khỏi Trung Đông, nước Mỹ đã có thể dồn toàn tâm toàn lực vào vấn đề châu Á Thái Bình Dương, đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Vấn đề cần quan tâm ở thời điểm hiện tại chỉ là cách tiếp cận của Mỹ đối với tình hình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương kể từ sau năm 2015 sẽ được dẫn dắt bởi quan điểm như thế nào. Và điều này thì phụ thuộc phần lớn vào việc chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ kể từ năm 2016 sẽ thuộc về nhân vật nào, hay chính xác hơn là thuộc về đảng nào, Dân chủ hay Cộng hòa?Trong 15 năm ấy, nước Mỹ gần như bị trói chân hoàn toàn vào khu vực cằn cỗi và nóng bỏng này, khi hết cuộc chiến ở Afghanistan lại tới cuộc chiến ở Iraq, rồi lại dẫn đến vấn đề hạt nhân ở Iran rồi hàng loạt các sự kiện quan trọng khác như Mùa xuân Ả Rập. Có lẽ người dân Mỹ và cả tổng thống Barack Obama đều không ngờ rằng, lời hứa sẽ rút quân và tìm một giải pháp cho vấn đề Trung Đông mà ông Obama đã đưa ra khi tranh cử chức tổng thống vào năm 2008 phải mất tới gần 8 năm mới thực sự hoàn thành.
Video đang HOT
Cả hai chính đảng hàng đầu nước Mỹ đều có sự khác biệt nhất định trong cách tiếp cận vấn đề giải quyết tình hình thế giới. Năm 2008, người dân Mỹ đã chọn Barack Obama để giải quyết hậu quả của hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq cùng với việc khôi phục lại nền kinh tế Mỹ sau hai cuộc chiến này, và ông Obama đã phần nào đáp ứng được sự kỳ vọng ấy với việc tiếp tục thắng cử trong nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng điều đó không có nghĩa là giờ đây, người dân Mỹ sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.
Kinh nghiệm những cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong quá khứ thường cho thấy một điều là, tình hình nước Mỹ và thế giới ở thời điểm diễn ra cuộc tranh cử phù hợp với cương lĩnh của đảng nào hơn, thì đảng đó sẽ giành chiến thắng. Tổng thống George Bush tiếp tục thắng cử nhiệm kỳ thứ hai năm 2005 khi cuộc chiến ở Trung Đông vẫn đang rất căng thẳng vì điều này phù hợp với xu thế hướng ngoại của đảng Cộng hòa và sự cứng rắn của ông Bush thích hợp với vị trí tổng thống thời chiến.
Nhưng khi hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq đã qua đi, nước Mỹ phải hứng chịu những hậu quả nặng về kinh tế cùng những xáo trộn trong xã hội, và cần một cương lĩnh và một vị tổng thống hướng nội để khôi phục lại nền kinh tế, thì đảng Dân chủ và ông Obama đã giành chiến thắng, thậm chí trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì người Mỹ hiểu họ cần điều gì hơn hết trong thời điểm đó.
Chính vì vậy, nhìn nhận nước Mỹ một cách tổng thể ở thời điểm hiện tại, lợi thế đang nghiêng về phía đảng Cộng hòa. Không phải vì chuyện hai tổng thống liên tiếp cùng là người của đảng Dân chủ hiếm khi xảy ra, mà là vì tình hình hiện tại của nước Mỹ đang có lợi cho đảng Cộng hòa. Sau hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama, nền kinh tế Mỹ đã hồi phục đáng kể với những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm 2014.
Không nghi ngờ gì việc những chính sách của ông Obama đã tạo ra những nền tảng phù hợp để kinh tế Mỹ phát triển trong những năm sắp tới. Và trớ trêu là điều này cũng là một tin tức không tốt lành cho đảng Dân chủ của ông Obama. Vì khi mà kinh tế trong nước đã hồi phục, thì người dân Mỹ có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vốn là đảng có xu hướng mạnh mẽ và quyết đoán trong các vấn đề quốc tế hơn đảng Dân chủ vốn hướng nội nhiều hơn.
Và nhất là khi những thách thức với nước Mỹ trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng, thì một vị tổng thống theo phái Diều hâu, cứng rắn và cương quyết lại càng là điều cần thiết. Trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của mình, dù đã tạo được những thành tựu đáng kể trong vấn đề hồi phục kinh tế thì ông Obama vẫn bị chỉ trích là thiếu cương quyết trong các vấn đề thế giới, như cuộc xung đột ở Ukraine và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á Thái Bình Dương.
Và giờ đây, khi nước Mỹ đang phải đối mặt với một sự thách thức lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh là sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì cử tri Mỹ cảm thấy rõ rằng họ đang cần một vị tổng thống có thể cứng rắn hơn nữa với đối thủ đến từ Đông Á này. Và điều này đang có lợi cho Đảng Cộng Hòa khi hầu hết các tổng thống cứng rắn và cương quyết nhất đối với các vấn đề thế giới của nước Mỹ đều xuất thân từ đảng này.
Điều này đang dự báo một sự thay đổi quan trọng trong cán cân vấn đề ở châu Á Thái Bình Dương. Trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama, chính sách cơ bản của Nhà Trắng vẫn là tìm cách duy trì thế cân bằng ở khu vực này trước sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng giờ đây điều này đang đứng trước khả năng thay đổi hoàn toàn, một khi đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc đua tranh cử vào ghế tổng thống Mỹ năm 2016.
Một sự tham gia mạnh mẽ và cứng rắn hơn từ phía Mỹ vào vấn đề châu Á Thái Bình Dương có thể sẽ thay đổi cán cân vấn đề, dĩ nhiên là cán cân sẽ không nghiêng về phía Trung Quốc. Các nhà phân tích thường đùa rằng, vì điều này mà Bắc Kinh thường không có cảm tình với những vị tổng thống của đảng Cộng hòa và sẽ luôn luôn bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ nếu có thể, nhưng thường là không phải lúc nào cũng được toại nguyện. Trung Quốc không mong chờ đảng Cộng hòa giành chiến thắng, nhưng phần còn lại của châu Á Thái Bình Dương thì lại khác.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
Theo Một Thế giới
Nigeria điều tra cáo buộc gian lận trong bầu cử Quốc hội
Ngày 29/3, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Độc lập Nigeria (INEC) thông báo đã bắt đầu điều tra các cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống vừa kết thúc.
Người dân Nigeria xếp hàng để vào các điểm bầu cử.
Phát biểu với báo giới tại Abuja, Chủ tịch INEC Attahiru Jega cho biết đã nhận một số khiếu nại về các hành vi trái quy định trong quá trình bỏ phiếu, trong đó có cáo buộc một số quan chức bầu cử biến mất cùng với nhiều lá phiếu, hay việc có cử tri đi bầu chưa đủ tuổi. Theo ông Jera, INEC cũng nhận được một lá thư của đảng Liên minh Tiến bộ (APC) kêu gọi hủy bỏ phiếu ở bang miền Nam Rivers do nghi có gian lận. Ông Jega cho biết mọi cáo buộc đều đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng cuộc bầu cử đã diễn ra "tự do, công bằng, đáng tin cậy và hòa bình".
Trước đó, 300 trong tổng số 150.000 địa điểm bỏ phiếu của Nigeria đã phải kéo dài thời gian bỏ phiếu sang ngày 29/3 do có máy đọc thẻ không đọc được thẻ cử tri, trong khi nhiều máy khác gặp trục trặc về dữ liệu sinh trắc học và pin. Theo kế hoạch, kết quả cuối cùng sẽ được công bố trong ngày 30/3.
Trong cuộc tổng tuyển cử tại Nigeria lần này, có 14 ứng cử viên thuộc 14 chính đảng tham gia tranh cử tổng thống. Ngoài ra, cử tri cũng lựa chọn 360 hạ nghị sĩ và 109 thượng nghị sĩ cho Quốc hội mới. Liên hợp quốc đã trợ giúp 60 triệu USD để đảm bảo cuộc bầu cử thành công.
Theo Báo Tin tức
Kết quả sơ bộ bầu cử Quốc hội tại Bolivia Báo chí Bolivia ngày 29/3 đưa tin phe đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương diễn ra trước đó cùng ngày tại 2 khu vực có tầm ảnh hưởng lớn là thủ đô La Paz và thành phố El Alto. Tổng thống Bolivia Evo Morales (trái) bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở Cochabamba. Ảnh: THX/TTXVN...