Mỹ cần F-117A thực hiện nhiệm vụ mà F-22 bất lực
Theo National Interest, việc tiêm kích tàng hình F-117A tiếp tục được phát hiện cất cánh trở lại nằm trong kế hoạch của Mỹ tại Trung Đông.
F-22 Raptor là một trong những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới thuộc Không quân Mỹ nhưng nó còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt nhất đó là F-22 mù trong phạm vi hồng ngoại.
Chiếc F-22 này có thể cất cánh từ căn cứ Al Dhafra ở UAE, bay gần phạm vi hoạt động của những chiếc Su-35 đóng tại căn cứ Hmeymim ở Syria. Để có thể phát hiện và ngăn chặn được chiếc tiêm kích F-22, chiếc Su-35 được trang bị OLS-35 – hệ thống được coi là khắc tinh với tiêm kích thế hệ 5 này của Mỹ.
Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi số lần tiêm kích F-22 xuất hiện tại Syria có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay và có thể đây chính là lý do khiến Mỹ mạo hiểm đưa F-117A tái xuất và hoạt động tại Syria. Ảnh trong bài: Tiêm kích tàng hình F-117A. (Ngọc Hòa)
Video đang HOT
Chính vì vậy, khi đối đầu với các đối thủ tiềm năng có trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiêu chuẩn (IRST), khả năng của F-22 bị hạn chế rất nhiều.
Cùng với nhận định trên, tài khoản mạng xã hội Instagram của một phi công quân sự Nga xác nhận chiếc Su-35 đã ngăn chặn F-22 Mỹ tại Syria hồi giữa năm 2018. Hình ảnh còn cho thấy chiếc F-22 đang bay trên bầu trời Syria.
Việc cho F-117A tái xuất, Không quân Mỹ đã tính đến kịch bản có thể phải tàng hình qua mặt tiêm kích thế hệ 4 Su-35 của Không quân Nga tại Syria – đây là nhiệm vụ được đánh giá khó có thể hoàn thành với những máy bay F-22 và F-35 hiện nay.
Đây là tình huống bắt buộc của Không quân Mỹ phải lựa chọn dùng thử lại F-117A cho chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Syria.
Bởi trước đó, nguồn tin quân sự Mỹ cũng đã có thừa nhận rằng, chỉ với việc được trang bị hệ thống OLS-35, tiêm kích Su-35 của Nga đã dễ dàng phát hiện và ngăn chặn F-22 trên bầu trời Syria.
Dù những nhận định này chưa có sự xác nhận từ Không quân Mỹ nhưng việc truyền thông nước này thừa nhận sự yếu kém của cả F-22 và F-35 trước Su-35 Nga không khiến nhiều người bất ngờ.
Theo baodatviet.vn
Mỹ mua máy bay Tucano mang đến Trung Đông
Không quân Mỹ vừa công bố kế hoạch mua sắm gây bất ngờ với loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ động cơ cánh quạt Tucano.
Theo kế hoạch mua sắm, Mỹ sẽ mua tối đa 3 chiếc A-29 Super Tucano do Công ty Embraer của Brazil sản xuất. Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm ký kết hợp đồng cũng như số tiền Mỹ phải bỏ ra để sở hữu 3 chiếc máy bay này.
Khi được tiếp nhận, những chiếc Tucano sẽ được trang bị cho Bộ Tư lệnh Không quân tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada sử dụng cho mục đích huấn luyện chiến đấu đối kháng nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cho phi công.
Máy bay A-29 Super Tucano của Không quân Mỹ.
Cùng với 3 chiếc Tucano nằm trong kế hoạch mua mới, hồi năm 2014, Mỹ cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp 20 chiếc máy bay chiến đấu A-29 Super Tucano trị giá khoảng 427 triệu USD.
Trong những chiếc Tucano Mỹ mua sắm, chỉ số lượng rất ít được dùng để huấn luyện, số còn lại sẽ được Không quân Mỹ sử dụng để tham gia hoạt động tuần tra chống khủng bố tại một số nước Trung Đông - nơi lực lượng đang có mặt.
A-29 Super Tucano là loại máy bay có khả năng chiến đấu hiếm hoi còn sử dụng động cơ cánh quạt. Có thể ví như Super Tucano là sự hồi sinh của thế hệ máy bay chiến đấu cánh quạt thời Thế chiến 2 nhưng tích hợp các công nghệ mới của thế kỷ 20-21.
Mang hình dạng cổ lỗ, nhưng A-29 Super Tucano tích hợp hàng loạt công nghệ điện tử thế hệ mới tương đương với các máy bay chiến đấu phản lực hiện đại. Ví dụ như hệ thống cảm biến quang học/hồng ngoại AN/AAQ-22; kính nhìn đêm ANVIS-9; hệ thống lái tự động; hệ thống đo xa laser; hệ thống màn hình hiển thị màu đa năng...
Về hỏa lực, Super Tucano tích hợp hai khẩu súng máy 12,7mm với 1.100 viên đạn ở hai bên cánh và 5 điểm treo cho phép mang thêm nhiều loại vũ khí với tải trọng tối đa 1,5 tấn.
Super Tucano có thể mang tên lửa không đối không AIM-9 hay Python 3/4; tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; bom thông minh họ GBU của Mỹ hay SMKB-82... không thua kém máy bay cường kích phản lực hiện đại.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Nga bất ngờ điều chiến hạm tàng hình 1.000 tấn tối tân nhất tới Syria Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Vasily Bikov - Dự án 22160 của hải quân Nga đã đi qua eo biển Bosphorus và hướng về thành phố cảng Tartus của Syria. Nhà quan sát hàng hải nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ Yoruk Isik cho biết, một tàu chiến của Nga vừa đi qua eo biển Bosphorus và hướng về quân cảng...