Mỹ cấm vận đại diện ngân hàng Triều Tiên ở VN vì mua bán vũ khí
Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt đối với sáu cá nhân và nhiều công ty vì có liên quan đến việc mua bán vũ khí của Triều Tiên, trong số này có hai đại diện của ngân hàng Triều Tiên ở Việt Nam.
Mỹ cấm vận cá nhân, công ty Triều Tiên liên quan đến mua bán vũ khí – Ảnh: AFP
Chính phủ Mỹ ngày 8.12 áp đặt lệnh cấm vận tài chính đối với nhiều cá nhân, công ty và ngân hàng của Triều Tiên vì tham gia hỗ trợ cho việc phổ biến vũ khí thông qua các hoạt động mua bán, AFP dẫn nguồn tin từ Bộ Tài chính Mỹ cho hay.
Trong số bị cấm vận có Lực lượng tên lửa chiến lược, 3 công ty vận chuyển hàng hải và 2 ngân hàng – gồm Ngân hàng ngoại thương và ngân hàng thương mại Tanchon thuộc Tập đoàn thương mại phát triển khai khoáng Triều Tiên.
Video đang HOT
Năm đại diện của ngân hàng Tanchon cũng nằm trong danh sách những cá nhân bị cấm vận tài chính của Mỹ. Trong danh sách, có 2 đại diện cá nhân của Tanchon ở Việt Nam là Choe Song-il và Kim Jung-jong, theo Yonhap. Ngoài ra còn có đại diện của ngân hàng Tanchon ở Syria.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Lực lượng tên lửa chiến lược Triều Tiên thực hiện nhiều đợt thử nghiệm tên lửa đạn đạo hồi năm 2014; trong khi ba công ty gồm Haejin, Pyongjin và Yongjin vận chuyển vũ khí cho Triều Tiên.
Các cá nhân và công ty Mỹ không được phép giao dịch với những cá nhân và công ty trong danh sách cấm vận. Toàn bộ tài sản ở Mỹ của những người và tổ chức bị cấm vận đều bị phong tỏa.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ phá âm mưu đánh cắp công nghệ F-35
Bộ An ninh nội địa Mỹ đã phá được âm mưu của một kẻ mua bán vũ khí người Trung Quốc nhằm thu mua bất hợp pháp một động cơ của tiêm kích tàng hình thế hệ mới F-35.
Tiêm kích tàng hình F-35 - Ảnh: Reuters
Theo trang tin Defense News ngày 28.10, Bộ An ninh nội địa Mỹ đã phá được âm mưu của một kẻ mua bán vũ khí người Trung Quốc và đồng bọn là một nữ doanh nhân người Mỹ gốc Trung Quốc nhằm thu mua bất hợp pháp một động cơ của tiêm kích tàng hình thế hệ mới F-35 và một máy bay không người lái chiến đấu MQ-9 Reaper.
Giới chức Mỹ đồng thời ngăn chặn hai người này lấy được động cơ trong các dòng chiến đấu cơ khác của Mỹ như F-22, F-15 và F-16.
Theo hồ sơ tòa án, phía công tố nghi ngờ bà Mãn Văn Hà, Phó chủ tịch Công ty AFM Microelectronics trụ sở tại San Diego, và Trương Tân Tỉnh, được xác định là một nhà thầu vũ khí chính thức của chính quyền Bắc Kinh, đã cố gắng mua những động cơ trên để gửi về Trung Quốc.
Bà Mãn bị bắt vào ngày 1.9, nhưng đồng phạm tên Trương vẫn trên đường chạy trốn và được cho là đang ở Trung Quốc. Mãn khai trước các nhà điều tra rằng Trương là "một gián điệp công nghệ đã lấy được thông tin từ Nga và những nơi khác để Trung Quốc có thể sở hữu những công nghệ phức tạp mà không cần phải tốn công tự nghiên cứu".
Theo kế hoạch, hai người này định chuyển các động cơ qua đường Hồng Kông, Israel hoặc Hàn Quốc về Trung Quốc.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Trung Quốc thường mất hợp đồng bán vũ khí vì phương Tây Mặc dù là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, Trung Quôc thường xuyên gặp khó khăn trong việc giành hợp đồng buôn bán do sự cạnh tranh và phản đối khốc liệt từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tàu ngầm chạy bằng diesel-điện lớp Nguyên Type 039 của Trung Quôc - Ảnh: Wikipedia Trong bài...