Mỹ cấm Myanmar rút 1 tỷ USD khỏi tài khoản ở New York
Giới chức Mỹ đã cấm chính quyền quân sự của Myanmar rút số tiền 1 tỷ USD gửi tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York vào đầu tháng 2, ngay sau khi lực lượng này lên nắm quyền điều hành.
Cảnh sát Myanmar phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao tại Yangon, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn nguồn ba quan chức trong Chính phủ Mỹ, hãng Reuters cho biết vụ giao dịch trên cho Ngân hàng Trung ương Myanmar thực hiện hôm 4/2, tức 3 ngày sau khi quân đội Myanmar bắt giữ nhiều quan chức hàng đầu tại quốc gia Đông Nam Á này khiến các nhà lãnh đạo thế giới lên tiếng phản đối.
Một nhân vật tiết lộ rằng đề nghị rút tiền đã tự động bị chặn lại do Myanmar trước đó từng nằm trong “danh sách xám” của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) với quan ngại về vấn đề rửa tiền.
Video đang HOT
Ngoài ra, các quan chức Mỹ được cho là đã đình chỉ việc xử lý giao dịch, cuối cùng chặn vô thời hạn Myanmar tiếp cận các khoản tiền sau khi Tổng thống Joe Biden ra chỉ đạo ngày 10/2 yêu cầu đóng băng những tài khoản ngân hàng của quốc gia này tại Mỹ.
Tại thời điểm đó, ông Biden không nêu rõ trong tuyên bố của mình rằng các quan chức quân sự của Myanmar đã cố gắng tiếp cận khoản tiền gửi. Cũng cần lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương Myanmar bị nêu cụ thể là một bộ phận của chính quyền quân sự Myanmar sau vụ chính biến.
Hai nguồn tin còn lại tiết lộ với Reuters trong điều kiện giấu tên rằng chỉ thị trên ngằm trao cho Cục Dự trữ Liên bang quyền hợp pháp để đóng băng các tài khoản của Myanmar đang được Ngân hàng Trung ương và Dịch vụ Tài khoản Quốc tế – một chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang – quản lý.
Hiện Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra phản hồi về vấn đề trên. Thông tin này được đăng tải cùng ngày Bộ Tài chính Mỹ bổ sung Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và hai tập đoàn kinh tế của Myanmar vào danh sách cấm.
Bên cạnh Mỹ, nhiều quốc gia trong đó có Canada, Anh và Liên minh Châu Âu đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Myanmar sau vụ chính biến ngày 1/2 cũng như tình trạng bạo lực đối với người biểu tình.
Liên hợp quốc nhấn mạnh ngày 4/3 chính là ngày đẫm máu nhất kể từ khi chính biến nổ ra đến nay khi có tới 38 người thiệt mạng.
LHQ giữ nguyên tư cách của Đại sứ Myanmar
Trong cuộc họp báo ngày 4/3, người phát ngôn của Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết Đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun, người bị giới lãnh đạo quân đội nước này bãi nhiệm hồi tuần trước, sẽ vẫn là Trưởng phái đoàn đại diện Myanmar tại tổ chức này.
Đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun tại phiên họp không chính thức của Đại hội đồng LHQ về tình hình Myanmar ở New York, Mỹ ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, trước đó, hôm 1/3, ông Kyaw Moe Tun đã thông báo với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres rằng ông vẫn là đại diện của Myanmar tại LHQ. Ngay sau đó, chính quyền quân sự Myanmar gửi thư tới LHQ tuyên bố đại sứ đã bị miễn nhiệm và Phó trưởng phái đoàn U Tin Maung Naing sẽ tạm thời đứng đầu phái đoàn Myanmar tại LHQ.
Người phát ngôn của LHQ Dujarric cho biết ngày 3/3, LHQ đã nhận được tin từ Phái đoàn thường trực Myanmar tại LHQ cho biết Phó trưởng phái đoàn, ông U Tin Maung Naing đã từ chối nhận chức vụ trên và nhắc lại rằng ông Kyaw Moe Tun vẫn là Trưởng phái đoàn của Myanmar tại LHQ.
Quân đội Myanmar đã tiến hành cuộc chính biến ngày 1/2 vừa qua và ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vòng một năm. Quân đội cũng tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác trong Chính phủ Myanmar, sau khi cáo buộc đảng của bà Suu Kyi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái.
Cùng ngày 4/3, Mỹ đã siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với Myanmar. Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đã đưa ra những biện pháp trên và đang nghiên cứu thêm những động thái khác. Những quy định mới kể trên tác động tới hoạt động xuất khẩu cho các Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ của Myanmar, cũng như 2 doanh nghiệp nhà nước là Myanmar Economic Corporation và Myanmar Economic Holding Limited.
Cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ xin tị nạn Ba cảnh sát Myanmar vượt qua biên giới bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ xin tị nạn để không phải thực thi mệnh lệnh của chính quyền quân sự. Ba người này đã đi qua biên giới gần thị trấn Bắc Vanlaiphai vào chiều 3/3 và đang được chính quyền địa phương khám sức khỏe, xử lý yêu cầu tị nạn, Stephen Lalrinawma,...