Mỹ cam kết thúc đẩy giảm thiểu nạn phá rừng Amazon
Ngày 21/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẽ sớm đưa ra một hiệp ước toàn khu vực Amazon nhằm giảm thiểu nạn phá rừng, trong nỗ lực thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Blinken đưa ra tuyên bố trên trong khuôn khổ chuyến thăm Colombia – một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực. Phát biểu khi đi thăm một khu bảo vệ sinh thái ở thủ đô Bogota, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định hai nước có thể xây dựng những bước tiến lớn trong cuộc chiến chống cuộc khủng hoảng khí hậu. Ông Blinken nhấn mạnh trong những ngày tới Washington sẽ hoàn thiện một thỏa thuận quan hệ đối tác khu vực mới với trọng tậm chính là giải quyết nạn phá rừng do nhu cầu hàng hóa. Theo ông Blinken, sáng kiến này sẽ cung cấp thông tin cho các công ty họ có thể thực sự giảm phụ thuộc vào phá rừng để mở rộng sản xuất.
Ngoài ra, thỏa thuận sẽ bao gồm khoản hỗ trợ tài chính nhằm giúp quản lý khu vực rừng được bảo vệ và hỗ trợ cuộc sống của người nông dân. Ngoại trưởng Mỹ cho biết thỏa thuận này có thể giúp bảo tồn 4.500 ha rừng và ngăn chặn 19 triệu tấn CO2 phát thải ra môi trường.
Video đang HOT
Colombia là một trong những nước đề ra những mục tiêu khí hậu tham vọng nhất trong khu vực Mỹ Latinh, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 xóa sổ hoàn toàn nạn phá rừng.
Rừng Amazon có diện tích khoảng 5,5 triệu km2, trải dài qua lãnh thổ của 9 nước gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Trong số những nước trên, Brazil có diện tích rừng Amazon lớn nhất. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, diện tích rừng Amazon sụt giảm nghiêm trọng do nạn đốt phá rừng và hoạt động nông nghiệp. Ước tính, lượng khí phát thải từ những hoạt động này ở rừng Amazon cao hơn tổng lượng khí phát thải của Italy và Tây Ban Nha.
94% hoạt động khai thác rừng Amazon ở Brazil là phi pháp
Ngày 17/5, một nhóm nhà nghiên cứu đã công bố báo cáo cho biết phần lớn các hoạt động khai thác rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil là phi pháp, đồng thời bày tỏ hoài nghi về cam kết của Tổng thống Jair Bolsonaro trong việc xóa bỏ vấn nạn này.
Một khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Altamira, bang Para, Brazil, ngày 28/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước thực trạng các vụ phá rừng Amazon ngày càng gia tăng, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh thế giới về biến đổi khí hậu hồi tháng trước, Tổng thống Bolsonaro đã cam kết sẽ "xóa sổ" nạn phá rừng trái phép ở Brazil vào năm 2030.
Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm nhà nghiên cứu tại nhiều trường đại học và các chuyên gia từ nhiều tổ chức môi trường, như Quỹ động vật Hoang dã thế giới Brazil và Viện Centro da Vida, có thể coi hầu hết các vụ phá rừng là phi pháp vì giới chức Brazil không thực thi đầy đủ quy định về địa điểm và phạm vi rừng có thể khai thác. Báo cáo nêu rõ 94% các vụ phá rừng Amazon tại Brazil và vùng phụ cận Matopiba là bất hợp pháp do buông lỏng quản lý trong việc cấp phép khai khẩn đất rừng.
Báo cáo cho rằng việc phân biệt giữa khai thác rừng hợp pháp và phá rừng trái phép là yếu tố then chốt để đảm bảo ngành nông nghiệp và lâm nghiệp của Brazil không bị hủy hoại dưới tay các đối tượng tội phạm môi trường.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP (Pháp), chuyên gia Paula Bernasconi, điều phối viên của Viện Centro da Vida, cho rằng cam kết không phá rừng của Tổng thống Bolsonaro cần được thể hiện qua số liệu cụ thể và thông tin minh bạch về việc sử dụng các phần diện tích rừng được khai thác. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Raoni Rajao tại Đại học Liên bang Minas Gerais nhấn mạnh cần khẩn trương có thêm các nỗ lực về mặt kỹ thuật và quyết tâm chính trị để thực thi luật bảo vệ môi trường của Brazil một cách minh bạch.
Từ khi ông Bolsonaro lên nắm quyền vào năm 2019 đến nay, nạn phá rừng Amazon phần trên lãnh thổ Brazil tăng lên nhanh chóng. Chỉ trong 12 tháng tính đến tháng 8/2020, các vụ phá rừng tăng 9,5% với diện tích rừng bị tàn phá rộng hơn cả lãnh thổ Jamaica.
Các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng vấn nạn này gia tăng là do chính phủ của ông Bolsonaro phát triển ngành khai khoáng và nông nghiệp tại các khu vực rừng rậm, cũng như cắt giảm tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường.
Hiện nhà lãnh đạo này đang chịu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế kêu gọi cải thiện hình ảnh chính phủ Brazil bảo vệ môi trường cũng như chịu sức ép từ các doanh nghiệp, vốn lo ngại hình ảnh không tốt hiện nay sẽ tác động đến các nhà xuất khẩu thịt bò và đậu tương hàng đầu thế giới.
Kết cục buồn của cậu bé lớn lên giữa bầy sói Sanichar không khác gì một con sói lúc mới được đưa từ rừng về. Cậu bé đi bằng 4 chân và thường gầm gừ hay hú lên. Tiểu thuyết Câu chuyện Rừng xanh của tác giả Rudyard Kipling kể câu chuyện về Mowgli, cậu bé bị cha mẹ bỏ rơi được bầy sói nuôi dưỡng trưởng thành. Được dạy mọi điều về thế...