Mỹ cam kết ngừng thử tên lửa chống vệ tinh
Chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 18/4 cam kết chấm dứt thử tên lửa chống vệ tinh tại Mỹ.
Tên lửa phóng từ tàu USS Lake Erie của Hải quân Mỹ nhằm vào một vệ tinh không còn hoạt động năm 2008. Ảnh: CNBC
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết nhiều quan chức Nhà Trắng nhận định quyết định này nhằm nhấn mạnh đến hy vọng về thiết lập các tiêu chuẩn mới cho động thái quân sự trong vũ trụ.
Mỹ là quốc gia đầu tiên công bố sẽ ngừng thử tên lửa chống vệ tinh. Động thái này diễn ra vài tháng sau khi Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu tại cuộc họp tháng 12/2021 rằng các quan chức tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng sẽ hợp tác với Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan khác để phát triển đề xuất về quy tắc an ninh vũ trụ quốc gia.
Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Nga và Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh. Tuy nhiên, cách đây 14 năm, Mỹ từng phóng tên lửa đánh chặn từ một chiến hạm của Hải quân nước này để phá hủy một vệ tinh do thám bị trục trặc.
Nga vào tháng 11/2021 đã phóng tên lửa tiêu hủy một vệ tinh từ thời Liên Xô xu không còn hoạt động. Sự kiện này đã tạo ra hơn 1.500 mảnh rác thải vũ trụ. AP cho biết năm 2007, Trung Quốc cũng tiến hành thử nghiệm tương tự tạo ra nhiều mảnh rác thải vũ trụ. Năm 2008, Mỹ đã thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh và đến năm 2019, Ấn Độ cũng tiến hành động thái tương tự nhưng nhằm vào vệ tinh ở độ cao thấp, khoảng 420 km.
Theo Quỹ An ninh Thế Giới, tổ chức phi chính phủ ủng hộ sử dụng môi trường không gian bền vững và hòa bình, kể từ thập niên 1960 của thế kỷ trước, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đã tiến hành hàng chục thử nhiệm chống vệ tinh trên vũ trụ và tạo ra hơn 6.300 mảnh vỡ.
Đến nay vẫn còn 4.300 mảnh vụn trong số này vẫn trôi nổi, tạo các mối đe dọa về lâu dài đối với các chuyến bay của con người, sứ mệnh khoa học và an ninh quốc gia cùng sự phát triển kinh tế trong tương lai của không gian.
Hàn Quốc triệu tập họp Hội đồng An ninh quốc gia sau vụ phóng của Triều Tiên
Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo triệu tập họp Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) ngày 17/4 nhằm thảo luận việc vụ phóng mới nhất của Triều Tiên. Giám đốc NSC Suh Hoon sẽ chủ trì phiên họp.
Triều Tiên thử nghiệm một loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới (Ảnh do Hãng thông tấn KCNA đăng phát ngày 17/4/2022). Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, quân đội Hàn Quốc cho biết đã phát hiện Triều Tiên phóng 2 vật thể ra vùng biển phía Đông vào lúc 14h00 chiều 16/4. Vật thể nhiều khả năng là tên lửa này đã bay được 110 km với vận tốc tối đa là Mach 4 (gấp 4 lần vận tốc ánh sáng), điểm cao nhất của quỹ đạo chuyển động là khoảng 25 km so với mặt đất.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên thông báo đây là một tên lửa dẫn đường chiến thuật mới nhằm tăng cường hiệu quả của các chiến dịch hạt nhân chiến thuật. Vụ phóng được thực hiện vào dịp nhân kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành (ngày 15/4), và trong bối cảnh Seoul và Washington đang chuẩn bị khởi động cuộc tập trận mùa Xuân thường niên từ ngày 18/4. Bình Nhưỡng thường chỉ trích các cuộc tập trận này là một cuộc tập dượt cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Ngay sau vụ phóng của Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chỉ thị quân đội kiểm tra kỹ mọi chuyển động của quân đội Triều Tiên và quản lý tinh hình an ninh. Trước đó, Phó Chánh Văn phòng An ninh quốc gia của Phủ Tổng thống, ông Suh Choo-suk đã chủ trì một phiên họp khẩn của NSSC.
Lý do Serbia chọn mua vũ khí Trung Quốc thay vì Nga Việc Serbia mua hệ thống tên lửa FK-3, trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vận hành vũ khí Trung Quốc, cho thấy Belgrade đang tiến gần Bắc Kinh hơn là Moskva. Một hệ thống HQ-22 / FK-3 điển hình bao gồm một xe radar và 3 phương tiện phóng được trang bị 4 tên lửa mỗi chiếc. Ảnh: Bộ Quốc phòng...