Mỹ cam kết hỗ trợ Ukraine phòng thủ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine tăng năng lực phòng thủ, trong bối cảnh Nga điều lực lượng lớn sát biên giới nước này.
“Chúng tôi cam kết đáp ứng nhu cầu tự vệ của Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, hôm 14/4. Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ về vật chất cho Ukraine, nhưng không công bố chi tiết.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng NATO để bàn về tình hình Afghanistan và diễn biến ở biên giới Nga – Ukraine.
Video đang HOT
Bộ trưởng Austin trong cuộc họp tại trụ sở NATO hôm 14/4. Ảnh: Reuters .
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine và bán đảo Crimea. Đợt chuyển quân của Nga được cho bắt đầu từ cuối tháng 3 và khiến Mỹ bất an.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev hôm 7/4 xác nhận sự hiện diện của lượng lớn binh sĩ và khí tài ở khu vực biên giới gần Ukraine. Tuy nhiên, ông tuyên bố đây chỉ là biện pháp đề phòng khi Ukraine tăng cường lực lượng ở khu vực miền đông, đồng thời khẳng định Moskva không có ý định can thiệp vào xung đột tại khu vực này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này đã điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đề xuất họp thượng đỉnh ở một nước trung lập, đồng thời kêu gọi Nga “giảm căng thẳng”.
Mỹ hồi năm 2018 chuyển giao cho Ukraine các hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, đánh dấu lần đầu hai nước mua bán vũ khí sát thương. Tuy nhiên, Mỹ cũng đưa ra nhiều điều kiện ngặt nghèo, trong đó gồm yêu cầu tên lửa Javelin phải được cất giữ ở miền tây Ukraine, cách xa chiến tuyến với lực lượng ly khai miền đông.
Mỹ hủy đưa tàu chiến đến Biển Đen
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Mỹ không đưa hai tàu chiến vào Biển Đen theo kế hoạch, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng.
Các nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho hay chuyến đi của con tàu đầu tiên qua eo biển Bosphorus vào 14/4 đã không diễn ra. Hãng thông tấn nhà nước Anadolu đưa tin cả hai đợt triển khai theo lịch trình vào 14 và 15/4 đã bị hủy, Ankara vẫn chưa được thông báo về kế hoạch thay thế.
Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã được thông báo qua các kênh ngoại giao rằng hai tàu chiến Mỹ "sẽ đi về phía Biển Đen" và ở lại khu vực này tới 4/5. Washington chưa xác nhận triển khai tàu chiến theo kế hoạch hay hủy bỏ.
Tàu khu trục USS Roosevelt của Mỹ tại eo biển Bosporus hồi tháng 10/2020. Ảnh: Reuters
Washington phải thông báo cho Ankara ít nhất 15 ngày trước khi đưa tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles theo Công ước Montreux năm 1936. Đây là công ước cho phép tàu chiến nước ngoài triển khai ở Biển Đen trong vòng 21 ngày.
Mỹ định kỳ triển khai tàu chiến đến khu vực này để hỗ trợ Ukraine khi chiến sự ở miền đông Ukraine nổ ra từ năm 2014 giữa quân đội Ukraine với lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn. Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine cùng thời điểm, mở ra cuộc đối đầu với phương Tây kéo dài tới nay.
Tuần trước, thông tin Mỹ triển khai tàu chiến được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Moskva và Kiev gia tăng do Nga tăng cường hiện diện quân sự tại biên giới Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này đã điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Biden đề xuất họp thượng đỉnh với Putin ở một nước trung lập, kêu gọi Nga "giảm căng thẳng"
Tính toán của Nga khi dồn quân áp sát Ukraine Triển khai lượng lớn binh sĩ, khí tài gần biên giới Ukraine, Nga có thể muốn thử phản ứng của phương Tây với mong muốn gia nhập NATO của Kiev. Đối với Tổng thống Vladimir Putin, mối quan hệ nồng ấm giữa Ukraine với Mỹ và châu Âu là thách thức cho ảnh hưởng của Nga trong khu vực, đặc biệt sau khi...