Mỹ cam kết cấp vũ khí, phi cơ cho châu Âu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua thông báo Washington sẽ đóng góp vũ khí, phi cơ và binh sĩ cho lực lượng phản ứng nhanh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương để giúp châu Âu đối phó với “các mối đe dọa an ninh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trò chuyện với binh sĩ NATO trong chuyến thăm Đức. Ảnh: AP.
Washington sẽ đóng góp những khả năng về tình báo và giám sát, các lực lượng đặc nhiệm, hậu cần, phi cơ vận tải cùng nhiều loại vũ khí hỗ trợ có thể bao gồm oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, tên lửa phóng từ chiến hạm, APdẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết.
Ông Carter công bố kế hoạch trên sau cuộc gặp với bộ trưởng quốc phòng các nước Đức, Na Uy và Hà Lan ở thành phố Munster, Đức. Đây là ba quốc gia đồng ý cung cấp binh sĩ ban đầu cho Lực lượng Hỗn hợp Phản ứng Cực nhanh (VJTF) của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ trước đó cam kết hỗ trợ VJTF nhưng chưa nói cụ thể. Washington cũng chưa quyết định cử bao nhiêu binh sĩ tham gia lực lượng này nhưng cho biết sẽ không cung cấp nhiều bộ binh cho VJTF.
Binh sĩ cùng trang thiết bị của Mỹ không di chuyển ngay lập tức mà chỉ sẵn sàng trong vòng 48 đến 72 giờ khi có đề xuất và được lãnh đạo chấp thuận để ứng phó với một cuộc khủng hoảng.
Video đang HOT
Theo ông Carter, Mỹ có động thái hỗ trợ NATO “bởi Washington cam kết chặt chẽ bảo vệ châu Âu, như từng làm trong nhiều thập kỷ qua”. Mỹ cũng không muốn có xung đột với Nga.
“Chúng tôi không muốn có Chiến tranh Lạnh, huống chi là chiến tranh nóng với Nga”, ông nói. “Chúng tôi không muốn biến Nga thành kẻ thù”.
Phương Tây từ lâu cáo buộc Nga can thiệp vào Ukraine và tạo ra sự đe dọa tới các quốc gia láng giềng ở châu Âu. Moscow nhiều lần bác bỏ điều này, cho rằng Washington phải chịu trách nhiệm vì khiến Ukraine rơi vào bất ổn.
Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov cuối tuần trước nhắc lại sự quan ngại của Nga trước việc NATO mở rộng hoạt động ở châu Âu, gọi động thái tăng cường chi tiêu quân sự của phương Tây là “không cần thiết”. Trong khi đó, ông Carter cho rằng Moscow đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng và nói cuộc đối đầu giữa NATO với Nga có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ.
Như Tâm
Theo VNE
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến châu Âu lôi kéo đồng minh chống Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 22/6 bắt đầu chuyến thăm quan trọng đến châu Âu trong bối cảnh quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng.
Một trong những mục tiêu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến châu Âu lần này là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước thành viên NATO trong cuộc đối đầu với Nga.
Chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Âu của ông Carter là thành phố Berlin của Đức. Tại đây, ông Carter sẽ kêu gọi Đức gia tăng vai trò an ninh của mình trên thế giới. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Berlin trong gần một thập kỷ qua và ông Carter sẽ có bài phát biểu tại đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AP
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến thành phố Talinn của Estonia để gặp các bộ trưởng quốc phòng Estonia, Lithuania và Latvia, 3 nước đang kêu gọi triển khai quân NATO thường trực trên lãnh thổ của mình.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Mỹ cũng muốn nhân cuộc khủng hoảng Ukraine để gia tăng sức ép đối với các đồng minh châu Âu, đảo ngược xu hướng giảm chi tiêu quốc phòng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Mỹ từ lâu đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng cường đầu tư cho quốc phòng. Tuy nhiên, lời kêu gọi này của Mỹ không nhận được sự hưởng ứng từ các nước thành viên NATO do một số nước đang đối mặt với khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ với Nga sau khủng hoảng Ukraine đã khiến nhiều nước thành viên NATO, đặc biệt các nước như Đức, Ba Lan và vùng Baltic lo ngại. Chính vì vậy, trong chuyến thăm tới châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ lặp lại những yêu cầu này và chắc chắn đề nghị của ông Carter sẽ không bị bỏ qua.
Phát biểu trước thềm chuyền thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cũng bày tỏ hy vọng, Mỹ sẽ sớm quyết định trong vài tuần tới liệu có triển khai trang thiết bị quân sự hạng nặng tới Ba Lan hay không.
Ông Tomasz Siemoniak nói: "Quyết định thuộc về phía Mỹ và chúng tôi mong muốn Mỹ triển khai trang thiết bị quân sự. Chúng tôi nghĩ rằng những dự án này sẽ tăng cường an ninh đáng kể cho Ba Lan cũng như lá chắn chống tên lửa tại Redziko. Tôi đã có các cuộc thảo luận và có sự xác nhận chắc chắn về thời hạn chót năm 2018, điều đó có nghĩa là hoạt động xây dựng sẽ bắt đầu vào năm tới".
Nga và Mỹ gần đây cũng liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nghi ngờ đối thủ phát triển và chuẩn bị triển khai các hệ thống tên lửa bị cấm. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ bổ sung ít nhất 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong năm nay.
Trong khi đó, Mỹ tuyên bố sẵn sàng chuyển vũ khí hạng nặng như xe tăng đến các quốc gia Đông Âu sát sườn Nga. Những bước đi của hai bên cho thấy đang diễn ra một cuộc đua vũ trang ngầm giữa hai quốc gia này
Mặc dù vậy vẫn có nhiều cảnh báo ở Mỹ về hậu quả trong cuộc đối đầu với Nga. Nếu Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine như một số thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội thúc giục, điều này có thể tạo cho Nga một cái cớ để phản ứng với bước đi của Mỹ, dẫn đến một vòng xoáy leo thang mới.
Chính vì vậy, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul, Washington cần tính đến một giải pháp ngoại giao nếu muốn tránh rơi vào một cuộc xung đột với Nga, có thể không giải quyết được trong vài tuần hoặc vài tháng, mà thách thức này sẽ mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ./.
Theo VOV
Trung Quốc muốn áp đặt cả thế giới vào "sự đã rồi!" Bất chấp chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ xây đảo nhằm biến tất cả thành "sự đã rồi". Mỹ phản đối, tướng Trung Quốc khăng khăng giữ quan điểm Ngày 11-5, trong cuộc gặp gỡ với Thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng...