Mỹ cấm giới chức ngoại giao tham gia thách thức đổ nước đá lên đầu
Màn trình diễn dội nước đá lên đầu để ủng hộ từ thiện đã thu hút đông đảo mọi người tham gia, từ các tỷ phú cho tới các ngôi sao nhạc pop và thậm chí các cựu tổng thống Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush cũng tham gia chiến dịch đổ nước đá lên đầu để ủng hộ từ thiện.
Tuy nhiên, đừng kỳ vọng các nhà ngoại giao sẽ tham gia thách thức có tên gọi “Ice Bucket Challenge” trong tương lai.
Bộ ngoại giao Mỹ ngày 21/8 đã ra một thông báo nội bộ cấm các đại sứ Mỹ và các quan chức ngoại giao cấp cao khác tham gia vào thách thức, trong đó mọi người ghi lại màn trình diễn của họ và tải lên mạng rồi thách thức những người khác cùng làm, nếu không làm sẽ phải đóng 100 USD cho việc nghiên cứu bệnh xơ cứng teo cơ (ALS).
“Các quy định đạo đức của chính phủ liên bang cấm chúng ta sử dụng chức vụ – ví dụ như đại sứ – để phục vụ chuyện riêng, dù lý do có quan trọng đến đâu”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf cho hay.
Video đang HOT
“Vì lý do đó, giới chức cấp cao của Bộ ngoại giao không thể tham gia màn thách thức đổ nước đá lên đầu”, bà Harf nói thêm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã từ chối lời thách thức từ dội nước đá lên đầu từ bà Ethel Kennedy, người vợ góa của cố nghị sĩ Robert F Kennedy. Thay vào đó ông Obama đã hứa sẽ quyên tiền từ thiện.
Ngôi sao nhạc pop Justin Bieber, cựu Tổng thống Mỹ George W Bush hay đồng sáp lập hãng Microsoft Bill Gates chỉ là 3 trong số những nhân vật nổi tiếng tham gia chiến dịch đổ nước đá lên đầu để ủng hộ việc nghiên cứu bệnh ALS.
Chiến dịch đã lan ra khắp toàn cầu, và cũng trở nên phổ biến tại Úc, Anh, Canada, Đức và New Zealand.
Theo Dân Trí
Mải trấn an Kiev, bà Merkel bị cấp phó "thọc sau lưng"
"Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm của bà Angela Merkel, trong khi đó, cấp phó của bà đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế, ông Sigmar Gabriel lại có quan điểm ngược lại.
"Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm được Thủ tướng Đức bà Angela Merkel tái khẳng định như vậy vào hôm thứ 7 ngày 23/8 trong chuyến thăm Ukraina. Trong khi đó, ở trong nước trả lời phỏng vấn một tờ báo đăng tải cùng ngày, cấp phó của bà đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế, ông Sigmar Gabriel lại nói rằng cách duy nhất để có thể cứu vãn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina là tiến hành liên bang hóa.
Bà Merkel nhấn mạnh Ukraina phải đảm bảo quyền lợi cho những công dân nói tiếng Nga nhưng mong muốn mình thuộc về Ukraina.
Bà Merkel cho rằng "cần phải thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ (tức biên giới đã được hình thành) từ sau Thế chiến thứ II. Ngược lại cấp phó của bà lại có quan điểm cho rằng Ukraina nên quên vùng bán đảo mà người Nga sinh sống đi.
Trả lời phỏng vấn tờ báo Sunday's Welt am Sonntag, phó thủ tướng Gabriel cho rằng chỉ có liên bang hóa những vùng mà đại bộ phận người dân Nga đang sống thì mới cứu vãn được sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Cấp phó của bà Merkel, ông Sigmar Gabriel
Tổng thống Petro Poroshenko, người đã nhiều lần tuyên bố phản đối liên bang hóa, cho biết trong cuộc họp báo ngày 23/8 rằng sẽ thành lập một quỹ đặc biệt tại hội nghị các nhà tài trợ vào tháng 9 và sau đó sẽ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của Đức. Các bệnh viện của Đức cũng sẽ nhận điều trị cho 20 binh sĩ Ukraina bị thương nặng nhất.
Được hỏi về liệu sẽ có thêm lệnh trừng phạt Nga hay không khi mà đoàn xe quân sự chở hàng cứu trợ cho dân Donetsk và Luhansk đã tiến vào Ukraina hôm 22/8 mà không có sự đồng ý của nước này, bà Merkel cho biết nếu cuộc đàm phán tại Minsk dự kiến vào ngày 26/8 với sự có mặt của tổng thống Nga, Ukraina cùng với tổng thống Belarus và Kazakhstan và nhiều các quan chức cao cấp khác của EU, mà đổ vỡ thì vấn đề này sẽ được xem xét, nhưng bà hy vọng điều đó sẽ không xảy ra.
Bà nói: "Chúng tôi sẽ sát cánh cùng với tổng thống và chính phủ Ukraina làm mọi điều có thể để đạt được một giải pháp ngoại giao cho tấn kịch này." "Tôi chắc rằng sẽ không phải là một quyết định về quân sự cho vấn đề này."
Còn tổng thống Poroshenko thì nói ông cũng muốn hòa bình cho miền Đông "nhưng không phải đánh đổi chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập." "Ukraina sẵn sàng và có khả năng đảm bảo giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Nhưng có những người đang ngăn cản chúng tôi là lính đánh thuê nước ngoài. Xin hãy đưa những con người có vũ trang này ra khỏi lãnh thổ của chúng tôi và hòa bình sẽ được lập lại ngay trên Ukraina."
Cuộc xung đột ở đông Ukraina đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người khác bị thương. Hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa để ly tán chiến tranh.
Theo Nongnghiep
Mỹ ủng hộ liên bang hóa Iraq Ngày 22/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này sẽ ủng hộ chế độ liên bang tại Iraq, đồng thời kêu gọi đoàn kết tại quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc và đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố tăng cao từ tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Phó Tổng thống Mỹ...