Mỹ “cấm cửa” Taliban đụng vào kho tiền của Afghanistan
Quan chức Mỹ cho biết Taliban sẽ không được phép tiếp cận bất kỳ khoản dự trữ nào của Afghanistan đang được cất giữ trong các tài khoản ở Mỹ.
Các tay súng Taliban trên đường phố Kabul (Ảnh: AFP).
“Bất kỳ tài sản nào của Ngân hàng trung ương mà chính phủ Afghanistan có tại Mỹ sẽ không được cung cấp cho Taliban”, một quan chức trong chính quyền Mỹ nói với AFP ngày 16/8.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan đạt 9,4 tỷ USD tính đến cuối tháng 4/2021. Một nguồn thạo tin cho biết hầu hết các khoản dự trữ này đều được cất giữ bên ngoài lãnh thổ Afghanistan.
Hiện chưa rõ khoản dự trữ của Afghanistan được cất giữ tại Mỹ là bao nhiêu.
Theo AFP , Mỹ cũng có thể ngăn các tổ chức đa phương như IMF và Ngân hàng Thế giới viện trợ cho Afghanistan, như những gì nước này đã làm với các chính quyền mà Washington không công nhận như Venezuela.
IMF hồi tháng 6 đã giải ngân khoản vay 370 triệu USD mới nhất cho Afghanistan, vốn được phê duyệt vào tháng 11 năm ngoái, để hỗ trợ nền kinh tế của nước này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.
Vào thời điểm đó, IMF cho biết chính phủ Afghanistan vẫn duy trì nền kinh tế đi đúng hướng, bất chấp “tình hình an ninh xấu đi và bất ổn gia tăng khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban bị đình trệ, với việc quân đội Mỹ và NATO sẽ rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 9″.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới có hơn 20 dự án phát triển đang thực hiện tại Afghanistan và cho đến nay đã cung cấp 5,3 tỷ USD cho Afghanistan, chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
Taliban ngày 15/8 đã giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan và chiếm dinh tổng thống khi Tổng thống Ashraf Ghani cùng nhiều quan chức cấp cao của chính quyền vội vã rời khỏi đất nước.
Sputnik dẫn thông tin từ một người phát ngôn Đại sứ quán Nga tại Afghanistan Nikita Ishenko cho biết, ông Ghani rời Afghanistan cùng với 4 ô tô chất đầy tiền. Số tiền này sau đó đã được chất lên trực thăng nhưng không vừa, nên một phần đã bị bỏ lại trên đường băng.
Taliban khởi động chiến dịch tiến công để mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ Afghanistan từ cuối tháng 5 khi Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu rút quân khỏi quốc gia Trung Nam Á này. Chỉ trong vài ngày gần đây, Taliban liên tục chiếm quyền kiểm soát ở hàng loạt thành phố ở Afghanistan, thậm chí, ở một số thành phố, Taliban tiến vào mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào.
“Chiến lợi phẩm” mà Taliban thu được ngoài các tài sản mà quan chức Afghanistan để lại còn là vũ khí hiện đại của quân đội chính phủ như máy bay chiến đấu, xe bọc thép, đạn dược.
Trong suốt 20 năm mở rộng lực lượng tại Afghanistan, Taliban có nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó có nguồn thu từ thuế tại những khu vực mà họ kiểm soát ở Afghanistan. Ngoài ra, lực lượng này cũng nhận tài trợ từ những người ủng hộ.
Một quan chức Liên Hợp Quốc cho biết Taliban có nguồn thu chính từ sản xuất và buôn bán ma túy. Hoạt động này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Afghanistan gặp nhiều khó khăn do chiến tranh tàn phá cũng như tình hình chính trị rối ren suốt hàng chục năm qua.
Hành tung bí ẩn của Tổng thống Afghanistan sau khi rời đất nước
Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về nơi ở của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sau khi ông rời bỏ đất nước vào thời điểm lực lượng Taliban chiếm thủ đô Kabul.
Tổng thống Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Ashraf Ghani ngày 15/8 đã lên máy bay rời khỏi Afghanistan. Ông Ghani được cho là đi cùng một số phụ tá thân cận.
Đại diện Văn phòng Tổng thống Afghanistan cho biết "không thể nói điều gì về hành tung của ông Ashraf Ghani vì lý do an ninh".
Hiện vẫn còn nhiều thông tin mâu thuẫn về nơi Tổng thống Ghani đã đến sau khi rời khỏi Afghanistan.
Một nguồn tin tiết lộ với hãng thông tấn RIA-Novosti của Nga rằng Tổng thống Ghani tới Tajikistan và sẽ đi từ đó sang một nước thứ 3, song không rõ nước thứ 3 ở đâu.
Tuy nhiên, Tajikistan ngày 16/8 bác tin máy bay chở Tổng thống Ghani đã đi qua không phận hay hạ cánh xuống nước này.
"Bộ Ngoại giao Tajikistan xác nhận máy bay chở ông Muhammad Ashraf Ghani không đi vào không phận của Tajikistan và không hạ cánh xuống lãnh thổ của Tajikistan. Cũng cần lưu ý rằng phía Tajikistan không nhận được yêu cầu về vấn đề này từ phía Afghanistan", thông cáo của Bộ Ngoại giao Tajikistan cho biết.
Trong khi đó, hãng tin Al Jazeera dẫn lời vệ sĩ riêng của Tổng thống Ghani cho biết ông Ghani đang ở cùng vợ, chánh văn phòng và cố vấn an ninh quốc gia của ông ở thủ đô Tashkent của Uzbekistan, cách Kabul khoảng 1.100 km về phía bắc. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác thực.
Hãng tin Sputnik (Nga) hôm nay đưa tin, Tổng thống Ghani có thể đang ở Oman. Tuy nhiên, một nguồn tin tại Oman trước đó đã phủ nhận điều này.
Một đại diện của Taliban ngày 15/8 cho biết lực lượng này đang xác minh thông tin về nơi Tổng thống Ghani đến sau khi rời Afghanistan. Tuy nhiên, cho đến nay Taliban vẫn chưa công bố thông tin liên quan tới điểm đến của Tổng thống Ghani.
Người phát ngôn Đại sứ quán Nga tại Afghanistan Nikita Ishenko hôm nay cho biết, Tổng thống Ghani đã rời khỏi đất nước cùng với "4 ô tô chất đầy tiền". Phía Nga còn nói rằng phái đoàn của ông Ghani cố gắng chất hết tiền lên trực thăng, nhưng do không đủ chỗ nên đã để lại một phần trên đường băng.
Ông Ghani, tổng thống chính thức của chính phủ Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn, đã lên máy bay rời thủ đô Kabul khi lực lượng Taliban bao vây thủ đô từ mọi phía. Ông và một số quan chức cấp cao trong chính quyền đã kịp rời khỏi đất nước trước khi Taliban tiến vào Kabul, kiểm soát thủ đô và chiếm dinh tổng thống.
Tổng thống Ghani bị chỉ trích vì rời khỏi đất nước vào thời điểm rối ren, khi lực lượng Taliban chiếm hàng loạt thành phố ở Afghanistan. Sự rời đi của nhà lãnh đạo Afghanistan khiến người dân tức giận và hoang mang. Họ không biết phải làm gì tiếp theo khi Taliban có thể sắp lên nắm quyền.
Theo Al Jazeera , một chính trị gia giấu tên từ một tỉnh ở phía đông Afghanistan đã mô tả sự ra đi của ông Ghani là một "nỗi ô nhục", đồng thời cáo buộc ông "nói dối người dân trong suốt thời gian qua".
Chính trị gia này đã đề cập tới tuyên bố của ông Ghani hôm 14/7 như một ví dụ về việc nhà lãnh đạo này đã nói dối người dân Afghanistan.
Trong bài phát biểu đó, ông Ghani đã hứa sẽ "tập trung vào việc ngăn chặn sự bất ổn, bạo lực lan rộng và việc di tản của người dân", tuy nhiên, chỉ vài giờ sau bài phát biểu, 2 thành phố lớn nhất của Afghanistan - Jalalabad và Mazar-i-Sharif - lần lượt rơi vào tay Taliban.
Chính trị gia này cho rằng việc Tổng thống Ghani nói dối hoặc che giấu thông tin đã trở nên phổ biến hơn trong 2 tháng qua, khi các huyện và các tỉnh ở Afghanistan bắt đầu rơi vào tay Taliban.
Một cựu đại sứ cho rằng "lịch sử sẽ không nhớ đến ông Ghani như một người tử tế".
"Là tổng thống, ông ấy lẽ ra có thể giám sát quá trình chuyển đổi chính trị có trật tự và hòa bình trước khi rời khỏi đất nước. Nhưng ông ấy đã không làm được điều đó", cựu đại sứ nói.
Tương lai bất định của Afghanistan Những diễn biến dồn dập ở Afghanistan trong chưa đầy 24 giờ qua, lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Tổng thống Ashraf Ghani quyết định rời đất nước và chính quyền chuyển tiếp tạm thời nắm quyền..., vốn là "kịch bản" đã được dự đoán từ trước, chỉ có điều nó đến sớm hơn so với tính toán. Lực lượng Taliban...