Mỹ cấm bay loạt phi cơ quân sự sau tai nạn liên tiếp
Hải quân Mỹ cấm bay với các đơn vị không quân trong nước, sau hai tai nạn liên tiếp trong một tuần làm hai phi công thiệt mạng.
“Tư lệnh không quân hải quân Mỹ Kenneth Whitesell đã ra lệnh cấm bay từ ngày 26/10 với toàn bộ các đơn vị máy bay không triển khai ở nước ngoài. Đây là cơ hội để các chỉ huy không quân hải quân tập trung vào cải thiện khả năng quản lý rủi ro khi làm nhiệm vụ và hạn chế nguy cơ mất an toàn trong toàn lực lượng”, hải quân Mỹ ra thông cáo cho biết.
Tiêm kích hải quân Mỹ bay trên Biển Đông hôm 16/10. Ảnh: US Navy.
Động thái được tiến hành sau hai vụ tai nạn máy bay hải quân liên tiếp trong chưa đầy một tuần. Một tiêm kích F/A-18E Super Hornet rơi khi bay huấn luyện gần căn cứ không quân hải quân China Lake tại bang California hôm 20/10, phi công thoát hiểm an toàn. Chỉ ba ngày sau, một phi cơ huấn luyện T-6B Texan II lao xuống nhà dân ở bang Alabama khiến hai nữ phi công thiệt mạng.
Giới chức hải quân Mỹ vẫn đang điều tra nguyên nhân dẫn tới hai sự cố.
Chỉ vài ngày trước các vụ tai nạn, Trung tâm An toàn Hải quân Mỹ cho biết hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã lần đầu ghi nhận một năm không có tai nạn hàng không chết người trong gần một thế kỷ qua.
Video đang HOT
Tử tù oan kêu gọi bỏ phiếu chống Trump
Anthony Ray Hinton, người da màu chờ thi hành án tử 30 năm trước khi được minh oan, kêu gọi cử tri Alabama bỏ phiếu đánh bại Trump.
Hinton, người đàn ông Mỹ gốc Phi 64 tuổi, râu tóc bạc trắng, buồn vui lẫn lộn khi nhớ lại ngày định mệnh 3/4/2015. Đó là ngày ông được trả tự do để làm lại cuộc đời, sau ba thập kỷ ngồi tù oan chờ thi hành án tử hình.
"Tôi cứ như đi trên mây" khi ngã vào vòng tay chào đón của người thân, Hinton nhớ lại.
Nhưng cảm giác vui mừng ấy không kéo dài. "Thật tốt là cuối cùng tôi đã được tự do, nhưng thật tệ là mẹ tôi không còn sống trên đời này nữa để chứng kiến con trai bà bước chân khỏi nhà tù", ông nói.
Anthony Ray Hinton đứng trước văn phòng Sáng kiến Công lý Bình đẳng, tòa nhà từng là kho nô lệ ở Alabama, hôm 14/10. Ảnh: AFP.
Hôm đó là ngày mà ông luôn mơ đến mỗi khi thức dậy, rằng mình được tuyên vô tội, kết thúc những ngày tháng ngột ngạt đầy ác mộng trong nhà tù.
Bị bắt vào tháng 7/1985, Hinton bị kết án tử hình vào năm sau, khi mới 29 tuổi, vì tội giết hai nhân viên một nhà hàng thức ăn nhanh ở Birmingham, thành phố lớn nhất bang Alabama.
Luật sư do tòa án chỉ định cho Hinton đã bác bỏ lời biện hộ của thân chủ, cho rằng "Tất cả những người da đen chẳng bao giờ thừa nhận điều mình đã làm".
Không có dấu vân tay nào được coi là bằng chứng chống lại lại Hinton. Lời chứng từ chuyên gia đạn đạo do luật sư của ông thuê bị bác bỏ, khi tòa phát hiện người này mất thị lực một bên mắt. Bằng chứng ngoại phạm do ông chủ của Hinton cung cấp cũng không giúp ích cho ông trước tòa.
Hinton bị kết án bởi những đầu đạn thu được tại hiện trường dường như được bắn ra từ một khẩu súng thuộc sở hữu của mẹ ông, người sống cùng nhà với ông.
"Nói một cách ngắn gọn là bang Alabama đã bắt cóc tôi", Hinton nói. "Bởi nếu bạn là một người da màu sinh ra trong nghèo khó ở Mỹ, hệ thống này có thể muốn làm gì với bạn thì làm".
Mãi đến năm 1999, khi luật sư Bryan Stevenson, người sáng lập Sáng kiến Công lý Bình đẳng (EJI) tiếp nhận vụ án của Hinton, sự thật mới dần hé lộ.
Án tử hình với Hinton được hoãn lại trong 16 năm tiếp theo, sau khi có một cuộc thí nghiệm đường đạn mới, một cuộc can thiệp của Tòa án Tối cao và phiên tòa xét xử thứ hai. Suốt nhiều năm đằng đẵng trong tù, ông bị ám ảnh với suy nghĩ trả thù những người đã đẩy mình vào cảnh tù oan.
"Tôi thức giấc và chỉ nghĩ tới trả thù", Hinton nói. Nhưng ông nhận ra "đó không phải con người tôi".
"Tôi thậm chí không thấy vui khi phải sống trong thù hận", ông nói, phát biểu từ văn phòng EJI tại một tòa nhà lịch sử trong thành phố Montgomery, nơi từng là chỗ chứa nô lệ sau khi rời thuyền chờ bán.
"Vì vậy tôi ngồi lại và cầu xin Chúa xóa bỏ mọi thù hận trong tôi", ông kể.
Thành phố miền trung bang Alabama này là cái nôi của đấu tranh vì quyền bình đẳng, từng in dấu nhiều bóng ma của nạn phân biệt đối xử. Chính tại đó, trong một hành động bất tuân nổi tiếng, Rosa Parks, một người phụ nữ da đen trầm lặng nhưng đầy quyết tâm, đã từ chối nhường ghế xe buýt cho một hành khách da trắng năm 1955.
Hành động đó là chất xúc tác cho một phong trào biểu tình lịch sử, được phần nào tái hiện trong năm nay, sau cái chết của George Floyd, người da màu ở Minnesota bị cảnh sát da trắng ghì chết.
Nhưng đối với Hinton, chỉ ra đường biểu tình là chưa đủ.
"Với tôi, cách biểu tình tốt nhất là đi bỏ phiếu ngày 3/11", ông nói. "Khi bạn biểu tình bằng cách bỏ phiếu, bạn đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Chúng ta sẽ không nhẫn nhịn nữa".
Theo Hinton, Tổng thống Donald Trump "đã có mọi cơ hội để lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hàn gắn và đoàn kết người dân với nhau. Nhưng những gì ông ấy làm chỉ là chia rẽ".
"Nước Mỹ chỉ có thể tồn tại nếu chúng ta buộc ông ấy rời nhiệm sở vào ngày 3/11", Hinton bày tỏ
Hai nữ phi công thiệt mạng trong vụ rơi máy bay hải quân Mỹ Hải quân Mỹ công bố danh tính hai nữ phi công thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại bang Alabama, nhưng chưa cho biết nguyên nhân tai nạn. "Hai thành viên tổ lái thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở bang Alabama gồm đại úy hải quân Rhiannon Ross, 30 tuổi, và trung úy tuần duyên Morgan Garrett, 24 tuổi. Máy...