Mỹ: Các nước nên được khai thác dầu khí mà ‘không bị bắt nạt’
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Francis Fannon cho rằng các quốc gia tại Biển Đông nên được tự do khai thác dầu khí mà không bị Trung Quốc “ép buộc và bắt nạt”.
Đài ABS-CBN News ngày 4-12 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Francis Fannon tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với hoạt động khai thác dầu khí của các nước trong vùng đặc quyền kinh tế của họ tại Biển Đông, đồng thời chỉ trích việc Trung Quốc “bắt nạt các nước láng giềng” với “yêu sách hàng hải phi lý” của mình.
Ông Fannon – quan chức phụ trách Vụ Tài nguyên Năng lượng, Bộ Ngoại giao Mỹ – cho rằng các quốc gia tại Biển Đông nên được tự do phát triển các nguồn năng lượng mà “không bị ép buộc và bắt nạt”.
“Mỹ đã rất rõ ràng. Chúng tôi công nhận chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế và quyền phát triển các nguồn lực riêng của các quốc gia trong khu vực mà không chịu sự ép buộc và bắt nạt nào” – ông Fannon nói.
Theo đó, ông bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với các nước đối tác trong việc đạt được mục tiêu khai thác tài nguyên năng lượng của mình.
Video đang HOT
Ông Francis Fannon – quan chức phụ trách Vụ Tài nguyên Năng lượng, Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: THE NATIONAL NEWS
Thời gian qua, Mỹ đã khởi động sáng kiến “Tăng cường phát triển và tăng trưởng thông qua năng lượng” cho châu Á (hay còn gọi là Sáng kiến EDGE châu Á). Đây là một hướng tiếp cận của chính phủ Mỹ nhằm phát triển thị trường năng lượng bền vững và an toàn khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Sáng kiến này cũng nhằm tăng cường an ninh năng lượng, tăng cường đa dạng hóa và thương mại năng lượng, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng trong toàn khu vực.
Tại Philippines, sáng kiến EDGE châu Á đã ra mắt Hướng dẫn dành cho các nhà đầu tư về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đây là kết quả của Dự án Phát triển Chính sách Khí (GPDP) do Mỹ tài trợ nhằm “cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư năng lượng tiềm năng” mong muốn đóng góp cho mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.
Hướng dẫn dành cho các nhà đầu tư LNG cung cấp thông tin thích hợp cho khu vực tư nhân trong việc thiết lập cơ sở LNG ở Philippines, “thúc đẩy quy trình cấp phép và ứng dụng minh bạch, có hệ thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư”.
Ông Fannon cũng đề cập đến việc tiếp tục hợp tác với chính phủ Philippines trong đầu tư phát triển khí đốt, ABS-CBN News cho biết.
“Việt Nam và Philippines, họ là hai khu vực lớn nhất để phát triển khí đốt trong thị trường này… gần 3 tỉ USD đã được đầu tư vào các nước này. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác và nghĩ rằng Mỹ có nền tảng vững chắc để tiếp tục hợp tác với chính phủ Philippines” – ông Fannon cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi hồi tháng 10 thông báo Tổng thống Rodrigo Duterte đã dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Theo đó, Philippines sẽ khôi phục ba dự án thăm dò dầu khí tại Biển Đông, vốn đã bị đình chỉ từ năm 2014 theo quyết định của cựu Tổng thống Benigno Aquino III vì tranh chấp lãnh thổ.
Ông Cusi hy vọng quyết định này sẽ xúc tiến các dự án và giúp Philippines giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hy vọng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm của Philippines sẽ thúc đẩy một liên doanh khai thác dầu khí giữa hai nước.
Mỹ, Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy mục tiêu năng lượng chung
Trang web state.gov của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/12 đưa tin nhằm thúc đẩy các mục tiêu năng lượng chung, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kinh tế Keith Krach, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Francis Fannon, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kiyoshi Ejima và Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Đặng Hoàng An đã tham dự Diễn đàn Khí thiên nhiên hóa lỏng thương mại ba bên Việt Nam - Mỹ - Nhật Bản vào ngày 2/12.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kinh tế Keith Krach. Ảnh: keithkrach.com
Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ Quan hệ đối tác năng lượng chiến lược Nhật Bản - Mỹ, thiết lập vào năm 2017, nhằm thúc đẩy mạng lưới các nguồn năng lượng sạch và an toàn cũng như các thị trường công nghệ mới để cung cấp các giải pháp thay thế cạnh tranh cho các nguồn năng lượng gây ảnh hưởng xấu trong khu vực. Tại diễn đàn, ba nước đã nhất trí cho rằng tăng trưởng trong khu vực cần là kết quả của sự cạnh tranh công bằng và minh bạch, cả trong thị trường năng lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các nguồn nhiên liệu mới.
Thứ trưởng Krach nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của LNG trong việc phát triển mạng lưới thị trường năng lượng sạch và an toàn khi khu vực chuẩn bị đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
Trợ lý Ngoại trưởng Fannon miêu tả LNG có vai trò như một nền tảng năng lượng linh hoạt, tạo điều kiện quan trọng cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Việt Nam đang đi đầu trong các mục tiêu năng lượng sạch và trong tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn đầu, do vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục là hình mẫu khi hợp tác với các nước láng giềng để chuẩn bị cho nhu cầu năng lượng tăng đột biến giữa thập kỷ. Khi Việt Nam sử dụng các nguồn nhiên liệu và công nghệ năng lượng mới hơn và hiệu quả hơn, Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các hình thức hỗ trợ, đổi mới thương mại và đầu tư của khu vực tư nhân.
Bản tin của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ và Nhật Bản đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong việc duy trì các cam kết đã đạt được tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 3 năm trước, bao gồm việc Việt Nam ban hành luật để thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và hỗ trợ tăng trưởng do thị trường dẫn dắt. Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc đa dạng hóa và đầu tư vào an ninh năng lượng vì tương lai của đất nước.
Philippines đặt mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 Philippines ký hợp đồng mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất. Jose Concepcion, cố vấn kinh doanh của chính phủ Philippines, hôm nay cho biết các công ty ở nước này sẽ đứng ra mua số liều vaccine trên và tặng lại một nửa cho chính phủ. Concepcion nói thêm...