Mỹ: Các nhóc tì cấp 1, cấp 2 “nhà có điều kiện” thi nhau thuê stylist để mặc thật oách mùa Back To School
“Ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng rất nhiều nhóc tì tuổi tween tại Mỹ đã được gia đình thuê stylist hay người trợ giúp mua sắm riêng (personal shopper) để có thể ăn mặc thật sành điệu, đẹp mắt, đặc biệt là khi mùa tựu trường đang đến gần.
Lâu nay, người ta vẫn luôn cho rằng chỉ những nghệ sỹ, ngôi sao nổi tiếng mới cần đến stylist để kiến tạo phong cách thời trang. Vậy nhưng trên thực tế, việc nhờ đến sự trợ giúp chuyên nghiệp trong chuyện ăn mặc không còn chỉ gói gọn trong thế giới người của công chúng mà ngày càng có xu hướng mở rộng, và rất nhiều khách hàng trong số đó là những cô nhóc, cậu nhóc còn đang học tiểu học.
“Ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng rất nhiều nhóc tì tuổi tween thuộc hàng “nhà có điều kiện” tại Mỹ đã được gia đình thuê stylist hay người trợ giúp mua sắm riêng (personal shopper) để có thể ăn mặc thật sành điệu, đẹp mắt, đặc biệt là khi mùa tựu trường đang đến gần.
GIF.
Không chỉ riêng các ngôi sao nổi tiếng, ngày càng có nhiều nhóc tì ở độ tuổi tiểu học, cấp 2 được bố mẹ thuê stylist riêng để ăn mặc sành điệu hơn.
Mona Sharaf, một stylist với 6 năm kinh nghiệm đến từ Manhattan (New York, Mỹ) cho biết hè này, cô đang có tới 6 khách hàng ở độ tuổi 10 – 17. Theo Sharaf, ngày nay, nhiều nhóc tì không còn mặc bất cứ thứ gì cha mẹ mua cho mà có ý thích riêng và có nhu cầu thể hiện cái tôi cá nhân rất cao. Nhiều cha mẹ lại không hiểu được gu thời trang của con cái và do đó, những chuyến shopping giữa cha mẹ và con cái một là không bao giờ xảy ra, hai là sẽ kết thúc trong thảm họa. Lúc này, stylist chính là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề.
“Giờ đây trẻ con cũng có ý niệm riêng về phong cách thời trang. Cha mẹ không còn chỉ huy con cái nên mặc gì như thời của chúng ta trước đây nữa. Chính các nhóc tì mới là người quyết định” – Mona Sharaf cho biết.
Stylist Mona Sharaf bên cậu nhóc 10 tuổi Flynn, một trong những khách hàng nhí của cô.
Video đang HOT
Một trong những khách hàng của Mona Sharaf ở thời điểm hiện tại là Flynn, 10 tuổi đến từ Philadelphia. Ngày quyết định thuê Mona, mẹ của Flynn đã nói rằng “Con trai tôi ăn mặc già quá” và muốn vị stylist này giúp Flynn ăn mặc theo đúng style cổ điển mà cậu bé thích nhưng vẫn phải thật sành điệu. Chuyến shopping đầu tiên của cô stylist và cậu bé 10 tuổi đã kết thúc thành công rực rỡ với “tổng thiệt hại” 2.000 USD, trong đó bao gồm một bộ suit 800 USD và một chiếc blazer 400 USD đến từ thương hiệu Peter Elliot, một đôi giày loafer Michael Pasinkoff giá 200 USD và một số món lặt vặt khác. Đó là chưa kể mức phí 200 USD/giờ cố vấn mua sắm mà Mona Sharaf đưa ra.
“Cháu rất thích ăn diện. Phần lớn các bạn của cháu đều mặc những thứ casual như quần nỉ nhưng với riêng cháu, ngay cả quần jeans và áo polo trông đã kém chỉn chu rồi” – Flynn thổ lộ.
Amanda Sanders, một stylist đến từ New York cho biết trong năm qua, khách hàng thường xuyên của cô là hai chị em Ella, 12 tuổi và David, 10 tuổi. Ella đang học lớp 7 và thường gặp mâu thuẫn với mẹ mỗi khi đi mua sắm: “Không phải lúc nào cháu cũng thích những thứ mẹ chọn cho cháu. Mẹ không rành về style của cháu. Nhưng cô Amanda thì khác, quần áo cô Amanda chọn độc đáo và trendy hơn nhiều”.
Stylist Amanda Sasnders bên khách hàng Ella hiện đang học lớp 7.
Cha mẹ của những khách hàng nhí kiểu này không ngại đưa ra ngân sách rộng rãi để con mình ăn mặc thật sành điệu, vừa là để làm hài lòng chúng mà bản thân họ cũng thấy vừa ý. Một số người sẵn sàng chi 300 USD cho giày Gucci, 800 USD cho áo khoác Moncler, 1.000 USD cho balô Saint Laurent hay Prada, v.v… để đảm bảo các cậu ấm, cô chiêu của mình trông thật “oách”.
Mặc dù cha mẹ thường là người đứng ra thuê stylist cho con cái nhưng cũng có trường hợp các cô nhóc, cậu nhóc tự tìm đến các stylist.
Vậy nhưng những nhóc tì như Flynn hay Ella không phải khách hàng trẻ nhất mà các stylist làm việc cùng. Amanda Sanders cho biết khách hàng mới nhất của cô là một em bé 3 tuổi.
Có những nhóc tì còn chưa vào mẫu giáo đã được cha mẹ thuê stylist cố vấn ăn mặc.
Em bé 3 tuổi đến từ Manhattan này đang chuẩn bị đi học mẫu giáo. Ngôi trường mà cha mẹ muốn bé theo học thuộc hàng vô cùng danh giá với tỉ lệ chọi rất cao, do đó quá trình xin học đòi hỏi công cuộc chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Một trong những điều mà cặp cha mẹ này chú trọng nhất chính là làm sao để con mình mặc thật đẹp nhưng lại không biết kết hợp các món đồ ra sao cho thật hoàn hảo. Bằng việc phối những items mà cặp cha mẹ này đã mua thành những set đồ hoàn chỉnh thật “cool” cho em bé, Sanders có thể bỏ túi 350 USD/giờ và chỉ nhận làm tối thiểu là 3 giờ.
Đối với các stylist, làm việc với những khách hàng nhí là cách mà họ góp phần ươm mầm cho các fashionista, fashionisto tương lai và do đó, họ cảm thấy rất tâm đắc với công việc này. “Tôi thấy rất vui khi được làm việc với các khách hàng nhí bởi bạn có thể dạy chúng từ sớm rằng chúng không phải ăn mặc giống tất cả mọi người để trở nên “cool” hơn. Ăn mặc theo ý muốn của bạn và mặc những thứ hợp với bạn mới là “cool” nhất. Sau cùng, bạn có thể cho các nhóc tì thấy rằng tự tin chính là món phụ kiện tuyệt vời nhất” – stylist Lauren Rae Levy bộc bạch.
Theo trí thức trẻ
Sau khi tôi sinh con, tôi nhận ra mình chỉ là một công cụ để thỏa mãn chồng
Tôi cảm thấy cực kỳ ức chế vì chồng không hiểu cho tôi mà chỉ tập trung vào việc thỏa mãn bản thân.
(Ảnh minh hoạ).
Tôi 27 tuổi, tôi kết hôn đã 2 năm, hiện đang là mẹ bỉm sữa của một bé gái 5 tháng tuổi. Do cơ địa tôi ít sữa nên con tôi phải ăn sữa ngoài, quá trình nuôi bộ khá vất vả. Thỉnh thoảng, mẹ tôi và mẹ chồng vẫn qua giúp tôi chăm con, dọn dẹp việc nhà.
Chồng tôi kém tôi 2 tuổi, tuy còn trẻ nhưng anh có năng lực khá tốt hiện đang làm quản lý của một hệ thống siêu thị điện thoại với mức lương khá cao. Chúng tôi cùng làm việc với nhau rồi dần dần nảy sinh tình cảm. Trước khi cưới nhau, bạn bè tôi cũng can ngăn rằng chồng tôi còn trẻ tuổi, tính cách còn rất trẻ con, chưa sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân. Nhưng có lẽ vì quá yêu sự trẻ trung, vui tính của anh, tôi đã gật đầu đồng ý trước lời cầu hôn của anh.
Cuộc sống vợ chồng son của chúng tôi khá hạnh phúc. Tôi khá đảm đang nên sau giờ làm, tôi thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nấu những món ăn nóng hổi và giặt giũ quần áo cho chồng. Chồng tôi khi về chỉ ăn cơm, tắm giặt rồi đi ngủ còn tất cả những chuyện còn lại thì tôi lo. Chuyện vợ chồng tôi cũng rất nồng nhiệt, hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng chồng luôn yêu tôi, hiểu cho tôi nhưng tất cả đã thay đổi kể từ sau khi tôi sinh con.
Sau khi con gái tôi chào đời, chồng tôi hóa ra chỉ là một cậu con lớn không hơn không kém. Hết tháng ở cữ, mẹ chồng tôi về quê để vợ chồng tôi tự thân vận động. Chồng tôi vẫn giữ thói quen như trước, chỉ đi làm, tối về ăn cơm rồi đi ngủ mà không hề hỏi han đến vợ, con. Khi tôi đưa con cho chồng bế để nấu cơm, dọn dẹp thì chỉ được mươi phút, chồng lại gọi tôi vì con ị, tè, khóc. Khi tôi bảo chồng hãy tự tay thay bỉm, rửa ráy cho con thì anh ấy bảo: "Chưa làm bao giờ nên ngại".
Một mình tôi ở nhà tất bật với những bỉm sữa, giặt giũ, dọn dẹp và trăm thứ việc không tên, tôi trầm cảm và ức chế vô cùng. Chồng tôi không những không hiểu cho lại tị nạnh với con, nói rằng tôi từ ngày có con chỉ biết quan tâm đến con mà không hề quan tâm gì đến anh ấy nữa. Tôi thật "cạn lời" khi nghe chồng giận dỗi kiểu: "Em giờ có con rồi chẳng quan tâm đến anh nữa. Quần áo mấy hôm nay chẳng thấy em là cho anh. Anh cũng bị đau họng cả tuần rồi mà em cũng không mua thuốc cho anh như trước. Lọ dầu gội của anh đã hết, em cũng không mua cho anh".
Công việc nhà và việc chăm con ban ngày đã kinh khủng, đêm xuống chồng tôi lại còn kinh khủng hơn. Mặc cho tôi từ chối hay kêu mệt như thế nào, cứ nhìn thấy tôi lúc nào là anh đòi hỏi lúc ấy làm tôi phát sợ.
Thành thật mà nói, kể từ khi sinh con đến giờ, tôi chẳng còn chút ham muốn ái ân nào, mỗi lần làm chuyện ấy với chồng, tôi chẳng còn cảm giác như xưa. Bạn bè nghe chuyện rất cám cảnh đã tổng kết rằng chồng tôi chỉ biết: "Ăn, uống và đòi chuyện ấy".
Thấy tôi hờ hững chẳng muốn gần chồng, chồng tôi sinh chán nản nói rằng sẽ ra ngoài tìm "thú vui khác". Gần 1 tuần nay, chồng tôi sau giờ làm thường theo bạn bè lên bar, lên sàn để "quẩy" mặc cho tôi ôm con mỏi mòn chờ đợi. Tôi thấy chán nản và thất vọng quá, có phải tôi đã sai khi cưới một người chồng trẻ con, "ăn chưa no, lo chưa tới" này hay không?
Theo Dân Việt
Hướng dẫn đồ dùng đầu năm: Nhan nhản tên thương hiệu! Giới thiệu thẳng thương hiệu sản phẩm trong thông báo hướng dẫn đồ dùng học sinh; dù học sinh không nhất thiết phải mua quần áo đồng phục ở trường nhưng trường "thiết kế" những chi tiết để học sinh không thể mua bên ngoài... - có rất nhiều "chiêu" được nhà trường "lôi kéo" phụ huynh trong các vấn đề đồng phục...