Mỹ: Các nhà bán lẻ vẫn mở các cửa hàng mới dù lo ngại về suy thoái
Các công ty sở hữu các trung tâm mua sắm lớn nhất tại Mỹ cho biết các nhà bán lẻ vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch mở các cửa hàng mới dù những lo ngại suy thoái gia tăng và lạm phát cao kỷ lục nhiều thập niên khiến ngân sách của các khách hàng bị eo hẹp.
Cảnh vắng vẻ tại cửa hàng của hãng Macy ở TP New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Simon Property, công ty sở hữu trung tâm mua sắm lớn nhất tại Mỹ, cho biết the pipeline of businesses có kế hoạch mở cửa hàng vẫn lớn. Simon Property báo cáo tỷ lệ sử dụng tại các trung tâm mua sắm và bán lẻ trực tiếp tại Mỹ thuộc sở hữu của công ty này là 93,9% tính đến ngày 30/6, tăng so với 91,8% của cùng kỳ năm ngoái.
Khi công bố lợi nhuận vào ngày 1/8, Giám đốc điều hành Simon Property, David Simon, cho biết không nhà bán lẻ nào hủy bỏ các thỏa thuận bất kể những gì đang diễn ra trên thế giới.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy các kế hoạch mở cửa hàng mới của các nhà bán lẻ đẩy mạnh việc mở rộng diện tích và các thương hiệu bán hàng trực tuyến có tiếng xem xét mở các cửa hàng.
Một số nhà bán lẻ đang quan tâm đến bất động sản ở các thị trường ngoài các thành phố lớn khi người dân tìm kiếm các không gian sống rộng hơn trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19.
Và các công ty đã đóng cửa cửa hàng trong những năm gần đây như Macy’s hiện đang thử nghiệm các cửa hàng mới, thường là với các diện tích nhỏ hơn.
Theo số liệu của Coresight Research, các nhà bán lẻ tại Mỹ đã thông báo mở 4.432 cửa hàng mới kể từ đầu năm, trong khi số cửa hàng đóng cửa là 1.954, có nghĩa số cửa hàng mở ròng là 2.478.
Video đang HOT
Trước đại dịch, hàng nghìn cửa hàng bán lẻ đã bị đóng cửa ròng mỗi năm khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến hơn. Trong năm 2019, có 9.832 cửa hàng đóng cửa, so với 4.689 cửa hàng được mở. Trong năm 2021, lĩnh vực bán lẻ có số cửa hàng mới mở ròng là 68.
Chủ tịch nhóm tư vấn bán lẻ tại công ty cung cấp dịch vụ bất động sản thương mại JLL, Naveen Jaggi, cho biết các nhà bán lẻ không giảm tốc độ mở cửa hàng mới, khi đây là một trong những cách có thể chuyển tải thông điệp tới thị trường rằng lĩnh vực này vẫn phát triển và an toàn.
Các công ty sở hữu bất động sản bán lẻ vẫn lạc quan dù có những dấu hiệu cảnh báo.
Trong những tuần gần đây, các nhà bán lẻ như Walmart, Target, Best Buy, Gap và Adidas đã hạ dự báo doanh thu hoặc lợi nhuận khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do hóa đơn khí đốt và hàng tiêu dùng tăng.
Trong khi đó, các thương hiệu xa xỉ như Hermes và LVMH cho biết lợi nhuận vẫn lớn và doanh số tăng khi người tiêu dùng có thu nhập cao tiếp tục chi tiền cho các món đồ và phụ kiện đắt tiền.
Trừng phạt của phương Tây gây 'đau đớn' nhưng không làm tê liệt nền kinh tế Nga
Trong khi doanh số bán dầu và khí đốt giảm, doanh thu của Nga lại tăng - đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.
Các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính đối với Moskva đã gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, nhưng không nhiều như các cường quốc phương Tây kỳ vọng. Ảnh: BLOOMBERG
Theo trang tin politico.eu mới đây, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang gây tổn hại cho nền kinh tế Nga nhưng nguồn doanh thu vẫn rất lớn nhờ giá năng lượng tăng vọt.
Dữ liệu mới cho thấy xuất khẩu dầu, khí đốt và kim loại của Nga đã giảm đáng kể trong tháng trước, khi các thông báo trừng phạt khiến người mua quốc tế lo ngại, theo ước tính của Điện Kremlin được nhật báo Vedomosti của Nga trích dẫn - nhưng giá cả tăng đã làm giảm tác động tiêu cực đối với doanh thu nhà nước của Moskva.
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine và kéo theo một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, Moskva đã giữ bí mật về các số liệu thống kê tài chính và xuất khẩu của mình. Chính phủ Nga thậm chí còn tuyên bố rằng nền kinh tế của họ vẫn phát triển và các biện pháp trừng phạt đang gây "đau đớn" hơn cho phương Tây.
Tuy nhiên, trên thực tế các biện pháp trừng phạt đang có tác động. Lượng dầu giao hàng đã giảm 13% từ tháng 5 đến tháng 6/2022, ở mức 18,9 triệu tấn xuống 16,5 triệu tấn, nhưng doanh thu thực tế lại tăng từ 10,2 tỷ euro lên 10,5 tỷ euro và cao hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu khí đốt của Nga trong tháng 6 đã giảm khoảng 1/4 so với năm ngoái, nhưng thu nhập tăng lên 11,1 tỷ USD so với 3,6 tỷ USD. Hiện giá dầu thô cao khoảng gấp đôi mức của năm ngoái, trong khi giá khí đốt tự nhiên cao hơn khoảng 6 lần.
Các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu sẽ không thực sự có hiệu lực cho đến cuối năm nay hoặc vào năm 2023 - trong khi khí đốt thậm chí không bị EU trừng phạt.
Phương Tây - bao gồm cả EU - đã tấn công Nga bằng những làn sóng trừng phạt kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch trên vào cuối tháng 2. Bên cạnh dầu mỏ và một số kim loại nhất định, EU cũng đã cấm nhập khẩu như than và vàng và cấm xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng chủ chốt như vi mạch trong một nỗ lực nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga.
Ngoài xuất khẩu của Nga, một số liệu quan trọng khác là nước này đang nhập khẩu bao nhiêu: Một số nhà phân tích ước tính rằng nhập khẩu trong tháng 4 có thể đã giảm tới 80% so với năm trước, một dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp và nền kinh tế của nước này đang suy thoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 26/7 đã công bố dự báo tăng trưởng trong năm, ước tính mức giảm 6% ở Nga, trong khi các nền kinh tế EU như Đức sẽ tăng 1,2%, Pháp 2,3% và Italy sẽ tăng 3%.
Mặc dù dữ liệu của Nga cho thấy tác động mạnh lên xuất khẩu, nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Chuyên gia Maria Shagina tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định, việc EU thông báo họ có kế hoạch cấm vận dầu mỏ của Nga "cho thấy nguồn cung dầu sẽ tiếp tục giảm trên thị trường, vì vậy giá tăng vọt, điều này thực sự có lợi cho Nga".
Vào tháng 6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng các lệnh trừng phạt của EU đang "làm xói mòn nền kinh tế Nga", lưu ý rằng việc giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga sẽ "đánh vào ngân sách duy trì xung đột của Moskva".
Mặc dù vậy, nguồn thu của Nga từ dầu và khí đốt sẽ thực sự tăng vào năm 2022 so với năm ngoái, theo dự báo của Chính phủ Nga. Khoảng 41% ngân sách chính phủ Nga sẽ đến từ hai loại nhiên liệu hóa thạch trong năm nay (tương đương khoảng 170 tỷ Euro), so với 35,8% vào năm 2021.
Đối với Alexander Gabuev, một nhà phân tích cấp cao của tổ chức tư vấn Carnegie Moscow, câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp trừng phạt có đang phát huy tác dụng hay không.
"Nga chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái và chứng kiến các lĩnh vực viễn thông, sản xuất vũ khí và sản xuất dầu của mình bị thu hẹp do nước này bị từ chối tiếp cận với hàng nhập khẩu công nghệ cao của phương Tây. Nhưng liệu [chính sách trừng phạt] có thay đổi tính toán của Điện Kremlin và tạo ra đủ sức ép để Nga thay đổi chính sách Ukraine của mình?", ông Gabuev nêu nghi vấn.
Kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng hiện rõ Lãi suất liên tiếp được nâng lên, lạm phát tăng "nóng" và cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đang dẫn đến niềm tin cho rằng nền kinh tế thế giới gần như đang chắc chắn hướng tới vực suy thoái. Người dân mua hàng tại siêu thị ở Washington, D.C., Mỹ, ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN Suy thoái kinh tế là kịch bản...