Mỹ: Các CEO trong ngành sản xuất lo ngại về nguy cơ suy thoái
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ (NAM), 59% các nhà lãnh đạo sản xuất nói rằng sức ép lạm phát đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm tới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Nguy cơ suy thoái gia tăng và tỷ lê lạm phát cao đang “phủ mây đen” lên ngành sản xuất Mỹ.
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ (NAM), 59% các nhà lãnh đạo sản xuất nói rằng sức ép lạm phát đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm tới.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát cho thấy 75% các nhà sản xuất cho biết sức ép lạm phát ngày nay còn tồi tệ hơn sáu tháng trước, với 54% số người được hỏi cho rằng giá cao hơn khiến việc cạnh tranh và duy trì lợi nhuận trở nên khó khăn hơn.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 17/5-31/5, trước khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát tháng Năm.
Jay Timmons, Giám đốc điều hành của NAM, cho biết trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, các nhà sản xuất đã chứng minh được khả năng phục hồi đáng kể, song không thể phủ nhận “những đám mây đen ở đường chân trời.”
Theo cuộc khảo sát, thách thức kinh doanh hàng đầu được các CEO chỉ ra là đà tăng của chi phí nguyên liệu thô, với 90% người được hỏi đề cập đến, trong khi các nguyên nhân hàng đầu gây ra lạm phát là do giá nguyên vật liệu (97%), chi phí vận tải và hàng hóa (84%), tiền lương và tiền công (80%), chi phí năng lượng (56%) và thiếu lao động (49%).
Ông Timmons cho biết không thể phủ nhận xung đột Nga-Ukraine đã làm gia tăng chi phí năng lượng, lương thực và chi tiêu thâm hụt từ chính phủ liên bang cũng góp phần làm tăng lạm phát.
NAM kêu gọi các nhà lập pháp kiềm chế việc áp đặt các loại thuế mới và tập trung vào việc giảm bớt sức ép nguồn cung, với việc thông qua Đạo luật Đổi mới lưỡng đảng do Nhà Trắng đề xuất.
Ông Timmons cho biết 88% các nhà sản xuất trong cuộc khảo sát coi đây là một phần quan trọng trong hệ thống luật.
Ông Timmons nhấn mạnh mặc dù đạo luật trên không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng sẽ cung cấp thêm các công cụ cần thiết để tăng cường sản xuất trong nước và củng cố chuỗi cung ứng.
WB: Indonesia có triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng 5,1% trong năm 2022
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 8/6 cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn và bóng ma suy thoái kinh tế trên diện rộng đang dần hiện hữu, tác động sâu sắc ngay cả tới các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tuy nhiên, Indonesia là một điểm sáng, có nhiều triển vọng đạt được mục tiêu phát triển 5,1% trong năm 2022.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass phát biểu tại một cuộc họp báo ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời ông Malpass nhận định cuộc xung đột ở Ukraine, việc phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, suy thoái là điều khó tránh khỏi. WB nhận thấy sự suy giảm trên diện rộng trong tăng trưởng kinh tế thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng suy giảm của cả các nước phát triển và đang phát triển.
Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu năm 2022 đã được điều chỉnh giảm từ 4,2% xuống 2,5% do đây là khu vực tâm điểm của cuộc xung đột chính trị. Theo ước tính, tăng trưởng của Nga được dự báo sẽ giảm 8,9% và của Ukraine là 45,1%. Tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia lớn là Mỹ và Trung Quốc cũng bị cắt giảm xuống lần lượt là 2,5% và 4,3% trong năm nay.
WB cũng dự báo các nước đang phát triển cũng bị suy giảm là Nhật Bản (1,7%), Ấn Độ (7,5%) và Brazil (1,5%). Trong khi đó, Indonesia tương đối an toàn trước mối đe dọa của cuộc suy thoái kinh tế này. Do đó, WB không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm nay.
Thổ Nhĩ Kỳ không nhượng bộ về tư cách thành viên NATO của Phần Lan, Thụy Điển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không lùi bước trước các mối đe dọa liên quan đến việc chặn Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kiêm lãnh đạo Đảng Công lý và Phát triển Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP Theo trang tin Al-monitor.com ngày 15/6, Thổ Nhĩ Kỳ không có dấu hiệu lùi bước trong bối cảnh tiếp tục...