Mỹ ca ngợi thỏa thuận mới về Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đề cao thỏa thuận mới đạt được giữa hiệp hội các nước Đông Nam Á với Trung Quốc về hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông.
Thỏa thuận này được ngoại trưởng các nước ASEAN và đồng cấp Trung Quốc công nhận hôm qua, chỉ dẫn các cách thức hiện thực hóa một tuyên bố ra đời từ năm 2002 (DOC) giữa các bên có tranh chấp chủ quyền.
“Tôi muốn ca ngợi Trung Quốc và ASEAN đã làm việc chặt chẽ cùng nhau để lập ra các hướng dẫn thực thi cho tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông”, Clinton nói trước cuộc gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Bà Clinton hôm nay cũng sẽ gặp những người đồng nhiệm châu Á tại Bali, Indonesia, sau chuyến công du Ấn Độ. Tại New Delhi, Clinton đã có một tuyên bố đáng chú ý, đó là kêu gọi Ấn Độ mở rộng hơn nữa ảnh hưởng và lãnh đạo khu vực. Ý kiến này chắc hẳn phải khiến Trung Quốc nghi ngại, hãng tin AFP bình luận.
Tại Bali hôm nay, sau khi họp với các ngoại trưởng ASEAN, bà Clinton sẽ tham dự hội nghị cấp cao Đông Á, và ngày mai tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước một cuộc họp sáng nay ở Bali. Ảnh: AP.
Video đang HOT
ARF là diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng bậc nhất ở châu Á Thái Bình dương, nơi các bộ trưởng và quan chức cấp cao của Đông Nam Á tụ họp với đối tác Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Australia, Mỹ.
Các vấn đề an ninh như tranh chấp chủ quyền Biển Đông, chương trình hạt nhân Triều Tiên, xung đột biên giới Thái Lan – Campuchia và nhiều chủ đề khác dự kiến sẽ đượ đưa ra thảo luận.
Bà Clinton cũng sẽ chuẩn bị cho chuyến thăm vào tháng 11 tới đây của Tổng thống Barack Obama tới Indonesia và sự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tham gia hội nghị này.
“Bà Clinton đã quyết định rằng Đông Nam Á, đặc biệt là ASEAN, sẽ là điểm tựa cho chiến lược châu Á dài hơi của Mỹ”, chuyên gia phân tích Ernest Bower thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở Washington DC nhận định.
Ông nói rằng ASEAN không có tầm quan trọng chiến lược như Ấn Độ, Trung Quốc hay Nhật Bản, nhưng “nó nằm ở vị trí địa lý chiến lược nơi các ván cờ địa chính trị lớn của thế kỷ 21 sẽ diễn ra”.
“Ở thời điểm như thế này, dường như Ngoại trưởng là thành viên duy nhất của chính phủ Mỹ, có lẽ thêm Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner nữa, là người hiểu được thực tế đó”, ông Bower thêm.
Tại ARF năm ngoái, bà Clinton đã khiến sự chú ý của thế giới đổ dồn về Biển Đông, khi tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với an toàn và tự do hàng hải ở vùng biển này, và Mỹ sẵn sàng giúp đỡ để các bên đi đến một giải pháp hòa bình.
Theo VNExpress
Bắt thêm đồng phạm trong vụ cướp ở Đồng Nai
Ngày 21.7, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã bắt thêm Nguyễn Văn Phước (SN 1987, ngụ H.Trảng Bom) để làm rõ việc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nguyễn Văn Phước
Theo thông tin ban đầu, sau khi bắn chết anh Nguyễn Quốc Dũng tại xã Phước Bình (H.Long Thành) để cướp chiếc SH biển số 60C1-07039 vào rạng sáng 9.7, bọn cướp (gồm Trần Quốc Tuấn, Bùi Văn Trung, Trịnh Công Vững và Nguyễn Hoàng Mạnh - báo Thanh Niên đã phản ánh) đưa xe về nhà Phước (H.Trảng Bom) cất giấu.
Ngày 10.7, bọn chúng cùng Phước lấy xe SH để bán cho Phạm Hữu Thịnh (ngụ tại P.Tân Phong, TP Biên Hòa) với giá 46 triệu đồng. Thịnh đã nhờ người làm giấy tờ xe giả để bán cho người khác. Cơ quan điều tra đã truy tìm được chiếc xe SH, đã bị thay biển số giả thành 59X2-060.30.
T.Ư Đoàn truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Lê Thanh Tâm Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn cho biết sau khi nghiên cứu thành tích của đoàn viên Lê Thanh Tâm, người hy sinh khi truy bắt băng cướp có vũ trang (Báo Thanh Niên đã đưa tin), chiều 21.7, Ban Chấp hành T.Ư Đoàn đã quyết định truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Tâm.
Lật lại hồ sơ, cơ quan điều tra xác định Trần Quốc Tuấn cùng Trung, Vững từng là bạn tù của nhau trong một vụ án cố ý gây thương tích. Ngày 17.2, Tuấn cùng đồng bọn tấn công cán bộ quản giáo Công an TP Biên Hòa để trốn khỏi nơi giam giữ, sau đó cùng Trung tìm mua vũ khí để gây án. Sau khi bị bắt, Trung khai khẩu súng K59 mà Tuấn bắn chết anh Lê Thanh Tâm mua từ một tỉnh ở miền Tây. Sau đó, chúng liên tiếp gây ra nhiều vụ cướp tại các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hiện cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục ráo riết truy bắt những đối tượng liên quan.
Hôm qua, Viện KSND tỉnh Đồng Nai cho biết đang xem xét hồ sơ để phê chuẩn quyết định khởi tố 4 bị can, gồm Bùi Văn Trung, Trịnh Công Vững, Phạm Hữu Thịnh và Nguyễn Văn Phước về các tội giết người, cướp tài sản, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nhiều lần hạ gục cướp có súng
Vào thời điểm tiêu diệt tên cướp, anh Trần Anh Kiệt đang được đề bạt giữ chức Trưởng công an xã Long Giao và đã được cấp trên chấp thuận. Trong quyết định khen thưởng của UBND tỉnh Đồng Nai trao cho anh chiều 20.7 cũng đã nói rõ "tặng bằng khen cho đồng chí Trần Anh Kiệt, Trưởng công an xã Long Giao".
Anh Trần Anh Kiệt - Ảnh: Nguyễn Long
Dù công tác tại công an xã nhưng anh Kiệt từng tham gia nhiều chuyên án của Công an tỉnh Đồng Nai và Công an huyện Cẩm Mỹ. Anh đã phá hàng chục vụ cướp trên địa bàn huyện và bắt nhiều tên cướp ở các địa phương khác khi chúng trên đường tẩu thoát qua địa bàn mình quản lý.
Năm 1992, anh Kiệt tham gia công an ấp khi ở tuổi 17. Năm 1993, khi nghe người dân báo một đối tượng dùng súng cướp xe máy bất thành đang trên đường trốn chạy, anh cùng Trưởng công an ấp Nguyễn Văn Qua lên phương án bắt cướp. Anh Kiệt giả làm người sửa xe, anh Qua làm người chạy xe ôm. Quả đúng như dự đoán, một lát sau tên cướp từ trong đường đất đỏ đi ra QL56. Anh Kiệt giả vờ đến hỏi: "Đi đâu để gọi giùm xe cho". Tên cướp chưa kịp lên tiếng đã bị anh Kiệt quật ngã, khóa chặt tay để anh Qua tước khẩu súng K59. Khoảng 1 năm sau, nhận được tin báo có một đối tượng thường trú tại xã Long Giao trộm súng AK trong đơn vị quân đội chuẩn bị đi cướp, anh Kiệt cũng đã bám sát đối tượng và phối hợp với lực lượng chức năng bắt "nóng"...
Theo Thanh Niên
TQ 'nổi đóa' với chuyện nghị sĩ Philippines thăm Trường Sa Hôm nay, 5 nghị sĩ Philippines dự kiến sẽ tới thăm quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Trung Quốc nói kế hoạch này có thể làm tổn hại tới quan hệ song phương. Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông và được cho là khá giàu tài nguyên dầu khí. Hiện 5 thành viên quốc hội Philippines đang thăm đảo...