Mỹ buộc tội một giáo sư Trung Quốc đánh cắp công nghệ cho Huawei
Các công tố viên Mỹ đã buộc tội một giáo sư người Trung Quốc đánh cắp công nghệ của một trong ty tại California để chuyển cho Tập đoàn viễn thông Huawei.
Đây được coi là đòn giáng mới của chính quyền Mỹ đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc này.
Cửa hàng của Huawei tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Bác Mậu bị lực lượng chức năng Mỹ bắt giữ tại bang Texas vào ngày 14/8 vừa qua, và được tại ngoại 6 ngày sau đó với khoản tiền bảo lãnh 100.000 USD.
Tại phiên tòa quận ở quận Brooklyn (New York) vào ngày 28/8, ông Bác Mậu đã không nhận tội. Theo cáo buộc của nhà chức trách Mỹ, ông Bác Mậu có thỏa thuận với một công ty công nghệ không rõ danh tính tại California về việc có được một bản vi mạch với mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên, một tập đoàn công nghệ Trung Quốc không được nêu tên bị cáo buộc cố tình đánh cắp công nghệ của công ty trên và ông Bác Mậu bị cáo buộc giúp công ty Trung Quốc. Theo nhiều nguồn tin, tập đoàn công nghệ Trung Quốc được nhắc tới là Huawei, trong khi một văn bản của tòa án cho biết công ty có liên quan đến vụ kiện là Huawei.
Ông Bác Mậu là Phó giáo sư tại Đại học Hạ Môn ở Trung Quốc, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Texas hồi năm ngoái. Ông này trước đó đã gây sự chú ý từ rắc rối pháp lý giữa Huawei với một công ty khởi nghiệp là CNEX Labs Inc.
Video đang HOT
Theo đó, hồi tháng 12/2017, Huawei đã kiện CNEX Labs Inc. và một cựu nhân viên tên là Hoàng Nghĩa Nhân, với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại . Yiren Huang từng là cựu giám đốc kỹ thuật tại một chi nhánh của Huawei tại Mỹ, nhưng chỉ 3 ngày sau khi thôi việc tại Huawei, người này đã tham gia việc thành lập CNEX Labs Inc vào năm 2013.
Sau đó, CNEX Labs Inc., đã kiện ngược lại Huawei và cáo buộc ông Bác Mậu đã hỏi xin một bản mạch của công ty này với mục đích nghiên cứu, song thực chất nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho Huawei. Vụ kiện đã kết thúc vào năm 2016 mà không bên nào bị kết tội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Huawei đối mặt với các cuộc điều tra liên quan đến gian lận ngân hàng và vi phạm các lệnh trừng phạt Iran, các công tố viên Mỹ đã lật lại vụ kiện trên của CNEX. Phía Huawei cho rằng dù công ty này không bị buộc tội, song vụ kiện chống lại ông Bo Mao, là minh chứng cho thấy hành động “truy tố có chọn lọc” của nhà chức trách Mỹ.
Hồi tháng 1 vừa qua, các công tố viên Mỹ đã công bố bản cáo trạng của tòa án Brooklyn cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại của hãng T-Mobile. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng công bố cáo trạng của tòa án Brooklyn cáo buộc tập đoàn của Trung Quốc này lừa dối các ngân hàng trên thế giới để làm ăn với Iran.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Doanh nghiệp Mỹ khao khát Huawei
Huawei đã bị điều tra giữa lúc vai trò của công ty này trong chuỗi cung ứng ở Mỹ trở nên đặc biệt quan trọng.
Báo Wall Street Journal của Mỹ ngày 29/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết, các công tố viên Mỹ đang điều tra các trường hợp "đánh cắp" công nghệ liên quan đến tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei.
Huawei đã trở nên quá quan trọng với Mỹ.
Theo đó, Huawei bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ từ nhiều cá nhân và tổ chức trong nhiều năm, cũng như chiêu mộ nhân viên từ các công ty đối thủ.
Chính phủ Mỹ đang điều tra một vài khía cạnh trong các hành vi kinh doanh của Huawei, vốn không được nêu trong bản cáo trạng đưa ra hồi đầu năm nay. Khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Huawei và Giám đốc Tài chính của tập đoàn này là bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran vì đã có hoạt động kinh doanh với Tehran thông qua một công ty con.
Vụ điều tra được đưa ra bất chấp hàng trăm doanh nghiệp Mỹ ồ ạt xin cấp phép được bán hàng cho Huawei như trước khi xảy ra vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu.
Được biết đã có hơn 130 đơn xin cấp phép bán hàng từ Mỹ cho Huawei gửi lên Bộ Thương mại Mỹ. Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump 2 tháng trước đã tuyên bố sẽ nới lỏng lệnh cấm nhưng chính quyền nước này vẫn chưa duyệt bất kỳ giấy phép nào.
Sự trì hoãn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các nhà sản xuất nằm trong chuỗi cung ứng của Huawei ở Mỹ mất đi hàng tỉ USD doanh thu.
Lượng đơn xin cấp phép hiện tại đã vượt xa con số 50 đơn mà Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đưa ra vào tháng 7 qua. Người phát ngôn của Bộ Thương mại nước này cho biết, quy trình liên ngành liên quan đến các yêu cầu cấp phép cho các giao dịch với Huawei và các chi nhánh ngoài nước Mỹ vẫn đang diễn ra.
Heng Wang, Phó Giáo sư & Đồng Giám đốc tại Trung tâm Luật Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc (CIBEL) tại Khoa Luật của Đại học New South Wales nhận định, số lượng các công ty Mỹ muốn bán sản phẩm cho Huawei là con số chứng minh cho thấy có bao nhiêu chuỗi cung ứng được tích hợp với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.
"Đây là phản ánh thực tiễn của chuỗi giá trị toàn cầu. Huawei nhập khẩu rất nhiều từ các nhà cung cấp Mỹ, trong khi các doanh nghiệp Mỹ cũng muốn xuất khẩu sản phẩm của họ sang Huawei" - chuyên gia Heng Wang giải thích.
Số liệu của Huawei cho thấy gã khổng lồ công nghệ đã mua hơn 11 tỷ USD từ các nhà cung cấp Mỹ vào năm 2018, trong số 70 tỷ USD mà họ đã chi cho việc mua linh kiện.
Ông Heng Wang cho rằng, số đơn xin cấp phép để doanh nghiệp Mỹ được tiếp tục làm ăn với Huawei là bằng 0 là do các cuộc đàm phán thương mại sau cuộc gặp của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề G20 vẫn còn bế tắc.
Tiến sĩ Stephen Nagy, Phó Giáo sư cao cấp về quan hệ quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế Tokyo cũng đồng tình quan điểm này. Ông nêu tên hai yếu tố thúc đẩy các công ty Mỹ muốn hợp tác với Huawei.
"Trước hết, đó là sự phụ thuộc vào Huawei và sản phẩm của họ cho các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa tìm thấy một sự thay thế cho Huawei và kết quả là, họ cần duy trì mối quan hệ kinh doanh mạnh mẽ.
Thứ hai, tôi nghĩ cũng quan trọng không kém, đó là việc Tổng thống Mỹ đang dao động đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ông Trump cũng có thể thay đổi lập trường về việc xử phạt Huawei và các công ty công nghệ khác từ Trung Quốc. Có thể Mỹ sẽ để ngỏ cho các công ty Mỹ tiếp tục cố gắng duy trì những mối quan hệ mạnh mẽ với công ty Trung Quốc cho đến khi họ tìm thấy một nhà cung cấp thay thế" - Tiến sĩ Stephen Nagy.
Tiến sĩ Nagy cho rằng, cách Mỹ hành động với Huawei chính là một phần trong chiến lược của Tổng thống Trump trong việc đưa Huawei lên bàn đàm phán và liên kết nó với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
"Tôi nghĩ rằng chiến thuật đàm phán của Tổng thống Trump là bắt nạt. Vì vậy, họ nhanh chóng thay đổi cách thức đe dọa để làm mất sự cân bằng của Trung Quốc trong quá trình đàm phán thương mại. Ông ấy đã an ủi Huawei và rồi buông xuôi những lời hứa nới lỏng trừng phạt. Đây là chiến thuật mà Tổng thống Trump đang cố gắng đạt được" - ông Nagy nhận định.
Đông Phong
Theo baodatviet
Tấn công Huawei là sai lầm lớn của ông Trump Ngăn chặn Huawei xâm nhập vào các mạng lưới của Mỹ là điều hợp lý. Tuy nhiên tìm cách dồn tập đoàn này vào đường cùng thì không nên, hãng tin Bloomberg bình luận. Theo Bloomberg, trong khi đối đầu với Trung Quốc cả về thương mại và an ninh quốc gia, Mỹ đã tích lại nhiều sự bất bình chính đáng và...