Mỹ buộc các nhà mạng xác thực danh tính người gọi
Các nhà mạng dưới sự giám sát của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đều phải thông qua giao thức STIR/SHAKEN trước 30.6.2021. Đây là yêu cầu bắt buộc của FCC đưa ra để chống lại các cuộc gọi rác.
Các cuộc gọi ẩn danh như thế này thường chứa nhiều rủi ro khó lường với người dùng
FCC cho biết việc áp dụng giao thức STIR/SHAKEN rộng rãi sẽ làm giảm bớt các cuộc gọi mạo danh (giả danh bất hợp pháp), giúp các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng xác định những kẻ xấu và quan trọng là cho phép nhà mạng xác định những kẻ phát tán cuộc gọi rác trước khi chúng gọi điện cho bạn.
Video đang HOT
FCC ước tính các cuộc gọi rác và lừa đảo đã tiêu tốn của người Mỹ khoảng 10 tỉ USD mỗi năm, điều này khiến Chủ tịch Ajit Pai của FCC đứng ngồi không yên và bắt đầu kế hoạch thúc đẩy các nhà mạng áp dụng giao thức này kể từ năm 2018, sau đó đến lượt Quốc hội Mỹ cũng thông qua Đạo luật TRACED vào năm ngoái với quy định bắt buộc áp dụng công nghệ này với các nhà mạng.
Mặc dù ban hành quy định để hỗ trợ STIR/SHAKEN là một bước đi đúng hướng, nhưng nó sẽ không dễ dàng giải quyết một cách triệt để các cuộc gọi quấy rối ban đêm hay các cuộc gọi tống tiền. Nó không chỉ đơn giản là nhà mạng chỉ việc thực hiện giao thức, mà họ cần kiểm tra xem liệu giao thức mà họ triển khai đó có hoạt động với các nhà mạng khác hay không.
Nói cách khác, đó không phải là thứ mà nhà cung cấp dịch vụ không dây của bạn có thể kiểm soát. Hơn nữa, một khi đã triển khai thì người tiêu dùng cũng phải trải qua một màn hình thông báo “đã xác minh người gọi” trước khi có thể bắt máy, thứ mà nhiều thiết bị di động và phần mềm đời cũ hiện vẫn chưa hỗ trợ. Quy định cũng được cho là góp phần giảm thiểu các cuộc gọi rác từ các đầu số tổng đài vốn làm phiền nhiều người kể cả khi họ không có nhu cầu bắt máy.
Hữu Thắng
Facebook vừa mua cổ phần nhà mạng viễn thông lớn nhất Ấn Độ
Với thương vụ này, Facebook chắc chắn sẽ củng cổ thêm được sức mạnh của mình ở quốc gia tỉ dân.
Facebook đang đàm phán để mua lại cổ phần của nhà cung cấp dịch vụ không dây Ấn Độ Reliance Jio. Giá trị thương vụ có thể lên tới nhiều tỉ USD, Financial Times mới đây dẫn nguồn tin thân cận vơi vấn đề.
Reliance Rio hiện tại là nhà mạng lớn nhất Ấn Độ.
Cụ thể, ông lớn mạng xã hội đang tiến gần đến kí kết thương vụ mua 10% cổ phần của Reliance Jio trước thời điểm lệnh cấm di chuyển do COVID-19 được đưa ra, Financial Times nói thêm. Google trước đó cũng được cho là có tham gia đàm phán mua cổ phần của nhà mạng nổi tiếng Ấn Độ này.
Cũng theo Financial Times, Facebook và Reliance Jio sẽ chính thức công bố thông tin về thương vụ vào cuối tháng này. Sở dĩ việc công ty mẹ của Reliance Jio là Reliance Industries Ltd thực hiện bán cổ phần nằm trong kế hoạch thu vốn về và trả nợ. Người phát ngôn của Reliance Jio và Google hiện chưa phản hồi về thông tin nói trên, trong khi đó Facebook từ chối bình luận.
Reliance đang lên kế hoạch sẽ giảm lượng nợ ròng của hãng này về 0 cho tới năm 2021. Trước đó, công ty đã dành 50 tỉ USD để phát triển Reliance Rio và xây dựng nó thành nhà mạng lớn nhất Ấn Độ chỉ trong vỏn vẹn ba năm. Hầu hết số tiền 50 tỉ USD nói trên được thực hiện thông qua vốn vay.
Lê Nam Khánh
Nhà mạng phát thông báo khuyên người dân ở nhà trước mỗi cuộc gọi Tất cả các nhà mạng tại Việt Nam sẽ phải phát thông báo 'Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết' lúc khách hàng nhận cuộc gọi. (Ảnh minh họa) Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản yêu cầu tất cả các nhà mạng tại Việt Nam phải...