Mỹ bức xúc vụ chiến hạm Trung Quốc chặn tàu trên biển Đông
Theo các quan chức quân sự, việc một chiến hạm hải quân Trung Quốc ra lệnh cho tàu chiến trang bị tên lửa hành trình của Mỹ phải dừng lại ngay tại khu vực hải phận quốc tế vừa qua đã khiến quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng hơn, nhất là sau sự kiện Trung Quốc đơn phương thiết lậpVùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Tàu chiến USS Cowpens mang tên lửa hành trình của Mỹ đang hoạt động ở Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Theo nguồn tin trên, tàu chiến USS Cowpens, vừa tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Philippines, đã bị các chiến hạm của Trung Quốc chặn lại tại biển Đông, gần với khu vực hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh.
“Hôm 5/12, trong khi đang tiến hành các hoạt động hợp pháp tại vùng biển quốc tế, tàu USS Cowpens và một tàu Hải quân Trung Quốc đã suýt va chạm vào nhau nếu lái tàu phía Mỹ không tránh kịp”, một quan chức Hải quân Mỹ cho biết.
Quan chức trên cũng nói rằng vụ này cho thấy sự cần thiết phải có những chuẩn mực trao đổi thông tin để tránh những rủi ro tai nạn.
Vụ việc xảy ra sau khi tàu chiến Trung Quốc phát tín hiệu cảnh báo yêu cầu tàu Cowpens phải dừng lại. Tuy nhiên, Cowpens vẫn tiếp tục hành trình và từ chối tuân thủ khi cho rằng mình đang hoạt động tại hải phận quốc tế.
“Tôi không hiểu ý đồ của những người trên chiếc tàu chiến Trung Quốc ấy”, một quan chức Mỹ nói. “Tôi chỉ biết rằng anh ta xông tới là để cản trở và chọc tức tàu Cowpens. Ý tôi là, việc bị những người này bắt phải dừng ngay trên Biển Đông là một điều phi lý…”
Đây không phải là lần đầu tiên các chiến tàu Trung Quốc tỏ thái độ hung hăng với tàu Hải quân Mỹ. Trước đó, hồi tháng 3/2009, 5 tàu chiến Trung Quốc đã có hành vi khiêu khích tàu USNS Impeccable tại khu vực hải phận quốc tế ở biển Đông, buộc tàu Impeccable phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm. Theo Lầu Năm Góc, lúc đó, các thủy thủ Trung Quốc đã vẫy cờ và yêu cầu Impeccable phải rời khỏi khu vực.
Video đang HOT
Sau khi sự việc xảy ra, chính phủ Mỹ đã đưa ra những phản đối với chính phủ Trung Quốc bằng cả kênh ngoại giao và quốc phòng.
Theo Báo Tin tức
Vùng ADIZ: Trung Quốc ngậm ngùi nhìn Nhật ghi điểm với ASEAN
Nhật Bản và ASEAN sẽ có một hội thảo về an ninh hàng không vào giữa tháng 12/2013, khi mà vấn đề vùng nhận diện phòng không của Trung Quốcngày càng phức tạp.
Trung Quốc đã đưa Nhật tiến gần đến ASEAN
Theo nguồn tin được tờ Japan Times tiết lộ, Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ thể hiện thái độ của mình trong một tuyên bố chung khẳng định rằng: Bất cứ sự lạm dụng sức mạnh nào trong ngành hàng không dân dụng quốc tế có thể gây ra một "mối đe dọa an ninh". Điều này ám chỉ đến "vùng nhận diện phòng không" mới mà Trung Quốc tuyên bố hôm 23/11.
Theo thông tin được đưa ra, bản dự thảo được thiết lập nhằm tái khẳng định vị trí quan trọng của Nhật Bản và các nước ASEAN trong những thách thức khu vực và toàn cầu, bao gồm an ninh hàng không, hàng hải. Bản dự thảo này sẽ được công bố tại một hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - ASEAN đặc biệt diễn ra tại Tokyo vào tuần tới (giữa tháng 12/2013).
Mặc dù dự thảo không nêu rõ tên Trung Quốc, tuy nhiên, cách diễn đạt cho thấy Bắc Kinh chính là trung tâm của vấn đề.
"Vùng nhận dạng phòng không" trên biển Hoa Đông do Trung Quốc tuyên bố (màu hồng) chồng lấn trên vùng lãnh thổ mà Nhật Bản tuyên bố (xanh)
Việc Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận diện phòng không trên vùng biển mà Nhật Bản đã tuyên bố chủ quyền làm châm ngòi cho một loạt các quan ngại với nguy cơ xung đột trong khu vực dâng cao. Không dừng ở đó, Trung Quốc cũng không giấu tham vọng khi ám chỉ Hoa Đông chỉ là một bước thử, và sẽ có nhiều vùng nhận dạng phòng không như thế. Không quá khó để hiểu, Biển Đông và các nước ASEAN sẽ phải đối diện với vấn đề mà Nhật đang phải đối diện trong tương lai gần.
Xuyên suốt nhữn g căng thẳng giữa hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương đã khiến những quốc gia Đông Bắc Á này bước vào một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng tới Đông Nam Á.
Nếu như Trung Quốc muốn tạo ảnh hưởng đến ASEAN để chia rẽ sự đoàn kết của khối này, dẫn đến sự bất thành của đàm phán Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC)thì Nhật Bản và Mỹ cùng đang tranh thủ ghi điểm trước nhóm nước này để bằng mọi cách ngăn chặn, phong tỏa dã tâm Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ một bước đi thiếu khôn ngoan lập "vùng phòng không", Trung Quốc đã khiến ASEAN nâng cao sự cảnh giác với mình. Có thể nói, đây là thời điểm để Nhật Bản dễ dàng ghi điểm trước nhóm nước Đông Nam Á.
Tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc tuần tra vùng nhận diện phòng không tự lập
Trung Quốc đã tự khiến mình bị cô lập tứ phía
Quay trở lại vấn đề khu nhận diện phòng không mà Trung Quốc tự lập hôm 23/11/2013, đây được đánh giá là động thái táo bạo nhất mà quốc gia này sử dụng trong suốt quá trình tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Nhưng động thái này lợi bất cập hại.
Mục tiêu Trung Quốc muốn thể hiện qua hành động này, đó là đưa Senkaku/Điếu Ngư từ vùng biển chủ quyền của Nhật Bản, trở thành một khu vực đang tranh chấp, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản đã quyết "không nhượng bộ" trong vấn đề "vùng phòng không."
Một hệ quả thứ hai, Mỹ được đà tạo ấn tượng với các đồng minh của mình tại khu vực. Việc phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt của Mỹ như không cộng nhận vùng phòng không, đưa máy bay chiến đấu vào vùng này của Trung Quốc như một sự minh chứng cho lời nói của người Mỹ: "Kiên quyết bảo vệ đồng minh".
Không dừng ở đó, Mỹ cũng tạo được ấn tượng rất mạnh với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là đồng minh Philippines, quốc gia sẽ phải chịu trận đầu tiên nếu có một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Bắc Kinh hôm 6/12
Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục mất đi những ảnh hưởng và lợi ích ở vùng biển xa Thái Bình Dương, khi Australia kiên quyết không rút lại tuyên bố của mình với vùng phòng không tự lập trên.
Trong cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop hôm 6/12 ở Bắc Kinh, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng những tuyên bố gần đây của Úc xoay quanh vấn đề khu nhận diện phòng không đã làm xói mòn lòng tin lẫn nhau và phủ bóng đen lên mối quan hê song phương của hai nước. Ông Vương kêu gọi Úc ủng hộ Trung Quốc và giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong khu vực bằng quan điểm chiến lược của mình.
Tuy nhiên, bà Julie Bishop, Ngoại trưởng Australia kiên quyết không rút lại ý kiến không công nhận vùng phòng không trên, và khẳng định: "Đó là chính kiến của Australia, phản đối bất kỳ hành động đơn phương và ép buộc của bất kỳ quốc gia nào có thể tạo thêm căng thẳng cho biển Hoa Đông". Trước đó, chính phủ nước này đã có cuộc triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối.
Có thể nói, vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đã đẩy quốc gia này vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu hủy khu vực này, Trung Quốc sẽ ê chề trước các đối thủ, đặc biệt là Nhật Bản. Nhưng nếu tiếp diễn, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một sự thật, cường quốc có sức tăng trưởng phi mã này sẽ trở thành con ngựa bị tách đàn, hoàn toàn cô lập với cộng đồng quốc tế.
Theo Đất Việt
Seoul bất ngờ được kỳ vọng sẽ phá vỡ ADIZ Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đến giờ vẫn là chủ đề nóng tại khu vực Đông Bắc Á. Với đề xuất của mình, nhiều người sẽ nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ là người cầm chìa khóa để hóa giải mọi khúc mắc, nhưng theo các chuyên gia thì vai trò của Seoul mới thực sự có ý nghĩa đối với...