Mỹ “bơm” thêm hơn 300 triệu USD, cung cấp cả đạn uranium nghèo cho Ukraine
Thông báo viện trợ quân sự mới nhất được đưa ra trong bối cảnh Ukraine bắt đầu cuộc phản công, trong đó một số phương tiện do Mỹ cung cấp đã bị mất trên chiến trường.
Mỹ đã cung cấp khoảng 40 tỷ USD cho Ukraine liên quan đến viện trợ an ninh, quân sự kể từ ngày 24/2/2022. Ảnh minh họa của Getty Images.
Đây là gói viện trợ thứ 40 được gửi gấp tới Ukraine thông qua “Quyền chi ngân sách của Tổng thống Mỹ”, cho phép chính quyền một Tổng thống Mỹ chuyển các vật phẩm và dịch vụ từ các kho dự trữ của Mỹ mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội trong trường hợp khẩn cấp, Reuters đưa tin.
Trong gói viện trợ này, Ukraine sẽ nhận được thêm đạn dược cho Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS), đạn dược cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), hệ thống phòng không Stinger và vũ khí chống tăng.
Ngoài ra, gói này còn bao gồm 15 xe chiến đấu Bradley, 10 xe bọc thép chở quân Stryker, thiết bị liên lạc an toàn và hơn 22 triệu viên đạn cho vũ khí hạng nhẹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington đã cung cấp khoảng 40 tỷ USD cho Ukraine liên quan đến viện trợ an ninh, quân sự kể từ ngày 24/2/2022.
Đáng chú ý, tờ Wall Street Journal ngày 13/6 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Washington đang chuẩn bị cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine sau nhiều tuần thảo luận. Theo nguồn tin của Wall Street Journal, việc chuyển giao dự kiến bắt đầu được thực hiện trong vòng vài tuần tới, vào thời điểm phương Tây hoàn tất quá trình huấn luyện kíp lái xe tăng M1 Abrams cho Ukraine. Số lượng chính xác đạn uranium nghèo mà Mỹ xem xét cung cấp cho Ukraine vẫn chưa được tiết lộ
Lo ngại nguy cơ vũ khí rơi vào tay tội phạm trong giai đoạn hậu xung đột Ukraine
Tổng Thư ký Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol), tướng Juergen Stock cảnh báo nhiều vũ khí đang được gửi đến Ukraine cuối cùng sẽ rơi vào tay các nhóm tội phạm ở châu Âu và cả ở những khu vực khác.
Tên lửa vác vai Stinger, vũ khí mà Mỹ và nhiều nước châu Âu cam kết chuyển giao cho Ukraine. Ảnh (tư liệu): Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, phát biểu ngày 1/6 tại Hiệp hội Báo chí Anh - Mỹ ở thủ đô Paris (Pháp), Tổng Thư ký Europol, Juergen Stock nêu rõ một số lượng lớn vũ khí đang được sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay sẽ dẫn đến việc phổ biến vũ khí trái phép trong giai đoạn hậu xung đột. Điều này sẽ tạo thêm điều kiện cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức vốn đang ngày càng mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, khả năng khai thác sự hỗn loạn được tạo ra từ cuộc xung đột này".
Ông Stock cảnh báo ngay cả vũ khí hạng nặng thường được quân đội sử dụng cũng sẽ xuất hiện trên thị trường tội phạm, đồng thời kêu gọi các nước thành viên chia sẻ cung cấp thông tin về vũ khí, chia sẻ cơ sở dữ liệu và sử dụng các dữ liệu này để quản lý vũ khí. Ông Stock nhấn mạnh: "Không khu vực hoặc quốc gia nào có thể tự giải quyết vấn đề vũ khí trái phép. Những tên tội phạm mà tôi đang nói đến đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu, vì vậy những vũ khí này sẽ được trao đổi khắp các châu lục".
Người đứng đầu Europol đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh các đồng minh phương Tây của Ukraine đã vận chuyển hàng tấn khí tài quân sự tới nước này nhằm hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột. Ví dụ như Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31/5 vừa qua thông báo Washington sẽ gửi "các hệ thống tên lửa và vũ khí tiên tiến hơn", sau khi đã cung cấp hoặc cam kết cung cấp hàng nghìn khẩu súng trường tấn công cũng như tên lửa chống tăng cho Ukraine.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ phản đối viện trợ tài chính thêm cho Ukraine Quan điểm Chủ tịch Hạ viện Mỹ được cho là xung đột với các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện, những người đã yêu cầu viện trợ thêm tài chính cho Ukraine. Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy. Ảnh: WSJ Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) mới đây, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã từ chối cam kết cung cấp...