Mỹ bơm thêm 100 triệu USD cho sứ mệnh “dẹp loạn” tại Haiti
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 11/3 công bố bổ sung 100 triệu USD cho việc triển khai một lực lượng đa quốc gia tới Haiti sau cuộc gặp với lãnh đạo các nước Caribe nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng bạo lực ở đây.
Các sĩ quan quân đội làm nhiệm vụ đảm đảo an ninh trên đường phố Port-au-Prince của Haiti. Ảnh Getty Images.
Ngoại trưởng Mỹ cũng công bố thêm 33 triệu USD viện trợ nhân đạo và đưa ra một đề xuất chung được các nhà lãnh đạo Caribe và “tất cả các bên liên quan của Haiti nhất trí nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chính trị” tại đây.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tăng gấp đôi sự hỗ trợ cho nhiệm vụ tại Haiti.
Đề xuất chung nhận được sự ủng hộ của Caricom, khối thương mại khu vực của các nước Caribe, trong cuộc họp khẩn cấp ngày 11/3.
Tổng thống Guyan Irfaan Ali nhấn mạnh: “Haiti đang trên bờ vực thảm họa và các nước phải hành động nhanh chóng và quyết đoán”, đồng thời bày tỏ lạc quan rằng “các nước đã tìm thấy điểm chung” để hỗ trợ Haiti.
Trong khi đó, Thủ tướng Jamaica Andrew Holness bày tỏ “vô cùng đau buồn vì các nước chưa hành động kịp thời, dẫn đến việc nhiều người ra đi do bạo lực băng đảng”.
Thủ tướng Haiti Ariel Henry, người phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức, đã không tham dự cuộc họp. Ông đang mắc kẹt ở nước ngoài và không thể về chính đất nước của mình do tình trạng bất ổn và bạo lực gia tăng.
Hiện ông Henry vẫn ở Puerto Rico và thực hiện các bước để quay trở lại Haiti khi có thể.
Trong khi các nhà lãnh đạo Caribe họp kín, Jimmy Chérizier, được coi là thủ lĩnh băng đảng quyền lực nhất Haiti có tên là “G9 Family and Allies” xuất hiện trên truyền thông và nhấn mạnh rằng ,nếu cộng đồng quốc tế tiếp tục đi theo con đường hiện tại, “điều đó sẽ khiến Haiti rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa”.
“Người Haiti chúng tôi phải quyết định xem ai sẽ là người đứng đầu đất nước và mô hình chính phủ nào mà chúng tôi muốn. Chúng tôi cũng sẽ tìm cách đưa Haiti thoát khỏi tình trạng khốn cùng hiện nay”, thủ lĩnh băng đảng này lên tiếng.
Các thành viên của khối thương mại khu vực Caricom trong nhiều tháng đã gây sức ép thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Haiti trong khi các cuộc biểu tình ở nước này yêu cầu ông Henry từ chức vẫn tiếp diễn.
Hàng chục người đã thiệt mạng và hơn 15.000 người mất nhà cửa sau khi chạy trốn khỏi các khu dân cư bị các băng nhóm đột kích. Thực phẩm và nước uống đang cạn kiệt ở hầu hết các cửa hàng. Cảng chính ở Port-au-Prince vẫn đóng cửa khiến hàng chục container chở hàng hóa quan trọng bị mắc kẹt.
Cuối ngày 11/3, chính phủ Haiti tuyên bố sẽ kéo dài lệnh giới nghiêm vào ban đêm cho đến ngày 14/3 trong nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo
Mỹ rút nhân viên, tăng cường an ninh đại sứ quán tại Haiti
Quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch không vận để đưa những nhân viên giữ vị trí không thiết yếu tại đại sứ quán ở Haiti rời khỏi đó và tăng cường an ninh giữa tình hình bất ổn ở quốc gia Caribe.
Chiến dịch sơ tán nhân viên đại sứ quán của Mỹ là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự bất ổn tại Haiti, khi bạo lực băng nhóm đang đe dọa lật đổ chính phủ và buộc hàng ngàn người rời bỏ nhà cửa, theo Reuters.
Bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti hồi tháng 7.2023. Ảnh REUTERS
Trong thông báo ngày 10.3, Bộ Chỉ huy miền nam của quân đội Mỹ (SOUTHCOM) nói đã đưa các nhân viên phụ trách công việc không thiết yếu tại đại sứ quán rời đi. "Cuộc không vận nhân viên đến và đi khỏi đại sứ quán nhất quán với cách hoạt động tiêu chuẩn của chúng tôi cho việc tăng cường an ninh đại sứ quán trên toàn cầu, và không có người Haiti nào có mặt trên máy bay quân sự", SOUTHCOM cho hay.
Đại sứ quán Mỹ tại Haiti nói rằng bạo lực băng nhóm gia tăng gần đại sứ quán và gần sân bay đã buộc Bộ Ngoại giao Mỹ ra quyết định cho trực thăng đến đưa các nhân viên rời đi, lưu ý rằng cơ quan đại diện này vẫn mở cửa.
Haiti bắt đầu tình trạng khẩn cấp từ cuối tuần trước, sau khi bạo lực leo thang giữa lúc Thủ tướng Ariel Henry, người đang nắm vai trò tổng thống tạm quyền không qua bầu cử, đang ở Kenya để tìm kiếm thỏa thuận giúp đưa lực lượng quốc tế đến hỗ trợ an ninh.
Năm ngoái, Kenya thông báo sẽ dẫn đầu lực lượng này nhưng những tranh cãi pháp lý trong nước đã cản trở sứ mệnh.
Trùm tội phạm muốn chiếm chính quyền, Haiti ban bố tình trạng khẩn cấp
Hôm 9.3, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken đã thảo luận với Tổng thống Kenya William Ruto về cuộc khủng hoảng Haiti và cả hai người nhấn mạnh cam kết đưa lực lượng đa quốc gia do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đến để khôi phục trật tự.
SOUTHCOM nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn giữ nguyên cam kết nói trên và thúc đẩy một tiến trình chuyển tiếp quyền lực hòa bình thông qua bầu cử tự do và công bằng tại Haiti.
Khủng hoảng ở Haiti: Nhiều đại diện ngoại giao của EU sơ tán Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, cùng với Mỹ và Đức, nhiều thành viên của phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã rời thủ đô Port-au-Prince của Haiti hôm 10/3 do tình hình an ninh tại quốc gia Caribe này tiếp tục diễn biến xấu. Lốp xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình của người dân...