Mỹ: Bom nhiệt hạch Triều Tiên mạnh gấp đôi đánh giá ban đầu
Đánh giá mới nhất của tình báo Mỹ cho thấy sức công phá của quả bom hạt nhân Triều Tiên vừa thử lên đến 140 kiloton.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tươi cười bên cạnh một thiết bị được cho là bom nhiệt hạch. Ảnh: KCNA.
Trước đó chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đã đưa ra các đánh giá khác nhau về sức công phá của vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên lần lượt là 50 và 70 kiloton, theo Diplomat.
Nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết vụ thử hạt nhân lần này của Triều Tiên liên quan đến một “thiết bị hạt nhân tiên tiến”. Thiết bị này có thể là một quả bom phân hạch sử dụng chất đồng vị hydro để nâng sức công phá hoặc một quả bom nhiệt hạch hai tầng như tuyên bố của chính quyền Bình Nhưỡng.
Hiện chưa thể xác định liệu thiết bị này có phải là thiết bị trong các bức ảnh mà Triều Tiên đã công bố vào ngày 3/9, trước thời điểm diễn ra cuộc thử nghiệm hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 5/9 cũng cho rằng dựa trên cường độ cơn địa chấn sau vụ nổ sức hủy diệt của quả bom Triều Tiên vừa thử có thể mạnh hơn nhiều so với đánh giá ban đầu của chính phủ nước này.
Mỹ và Nhật Bản đều sở hữu những máy bay có khả năng phát hiện phóng xạ và đều triển khai các phi cơ này đến căn cứ Kadena tại tỉnh Okinawa nhằm thu thập dữ liệu phóng xạ của vụ thử bom của Triều Tiên. Tuy nhiên, dường như cuộc thử nghiệm lần này của Bình Nhưỡng đã thành công trong việc ngăn chặn sự phóng thích các chất gây ô nhiễm lên bầu không khí trên mặt đất.
Video đang HOT
Theo Nguyễn Hoàng (Vnexpress)
TQ hưởng lợi bất ngờ từ vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên?
Lập trường trái chiều của Trung Quốc về vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh không loại trừ khả năng chấp nhận Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) chưa từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Theo CNN, Triều Tiên thử bom nhiệt hạch đúng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh BRICS được coi là thông điệp mạnh mẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi đến ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, kết thúc hội nghị vào ngày 5.9, ông Tập không hề nhắc đến Triều Tiên trong bài phát biểu bế mạc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phần nào phản ánh lập trường khi lên án vụ thử bom nhiệt hạch, khẳng định quan điểm giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng trên các trang mạng xã hội và giới học giả Trung Quốc, CNN lại nhận thấy quan điểm trái ngược, đề cập đến những thách thức lâu dài hình thành nên quan hệ đồng minh Trung Quốc-Triều Tiên.
"Mỹ đang đứng trước quyết định khó khăn: Họ sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên như thế nào hay chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân?", Zhang Liangui, giáo sư về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói.
"Vụ thử bom nhiệt hạch khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc đã không đem lại tác dụng. Họ không gây được khó dễ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì không thể ngăn được Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân", ông Zhang nhận định.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhiều lần khẳng định, lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ không đem lại kết quả, kêu gọi các bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Trung Quốc và Nga đã kêu gọi Mỹ-Hàn ngừng tập trận quân sự, đổi lấy việc Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Nhưng phía Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này trước khi Triều Tiên lên tiếng.
"Khi một quốc gia thù địch có vũ khí hạt nhân và chĩa tên lửa nhằm vào Mỹ, chúng ta không thể lùi lại hay lơ là cảnh giác. Mỹ chắc chắn sẽ không ngừng tập trận", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley nói.
Giới phân tích phương Tây tin rằng, mặc dù thất vọng với Triều Tiên, Trung Quốc vẫn sẵn sàng chấp nhận khả năng Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân vì hai lý do chính.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chấp nhận để Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.
Thứ nhất, Trung Quốc không muốn Triều Tiên khủng hoảng để tiếp tục duy trì sự ổn định tình hình ở biên giới.
Thứ hai, Triều Tiên là đồng minh quan trọng của Trung Quốc, đóng vai trò là cửa ngõ ngăn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự từ Thái Bình Dương.
Ngày nay, vị thế chiến lược của Triều Tiên có phần nào suy giảm vì Mỹ không ngừng cải thiện năng lực phóng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo từ xa.
Nhưng việc Trung Quốc chấp nhận một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều khó tránh khỏi, theo giới phân tích.
"Thay vì đối đầu với Triều Tiên, Trung Quốc nên coi nước này là một quốc gia bình thường. Đó cũng là điều mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn", Li Fang, chuyên gia quan hệ quốc tế ở Trung Quốc nhận định.
Theo CNN, quan chức Trung Quốc không công khai chấp nhận Triều Tiên sở hữu hạt nhân, nhưng dường như không ai muốn gây sức ép lên Triều Tiên như đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Mỹ, với tư cách là một cường quốc thế giới, nên tự mình giải quyết vấn đề này. Ngăn Triều Tiên thử hạt nhân được hay không còn dựa vào quyết tâm và trách nhiệm của Mỹ", ông Zhang nói.
Ông Zhang nhấn mạnh: "Nhưng đừng hy vọng Trung Quốc sẽ giúp giải quyết vấn đề. Đa số người Trung Quốc thậm chí còn ủng hộ chương trình hạt nhân Triều Tiên, vì vũ khí hạt nhân Triều Tiên chế tạo chính là nhằm vào Mỹ".
Theo Danviet
Việt Nam phản ứng về việc Triều Tiên thử hạt nhân lần 6 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Triều Tiên thử hạt nhân đã vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Người dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, theo dõi bản tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 3/9. Ảnh: AP. Trả lời câu hỏi từ phóng viên về việc Triều Tiên...