Mỹ: Bợm nhậu liều mình trong đám cháy cứu… bia
Một bợm nhậu ở Mỹ đã bất chấp căn nhà đang cháy rừng rực để lao vào cứu mấy lon bia trong tủ lạnh.
Ngày 25/10, khi 8 thành viên trong một gia đình gồm 6 người lớn và 2 trẻ em ở đường Oates, Columbus, bang Georgia, Mỹ đang xem tivi thì bất ngờ một ngọn lửa bùng lên và căn phòng tràn ngập khói.
Ngọn lửa nhanh chóng lan nhanh khắp căn nhà bằng gỗ, và mọi ngươi hoảng hốt cố tìm cách đưa lũ trẻ chạy thoát ra ngoài. Khi cả gia đình đã tập trung an toàn hết ở ngoài sân, một người đàn ông tập tễnh trên chiếc nạng gỗ bất ngờ xông thẳng vào ngôi nhà đang cháy rừng rực để cố cứu lấy một thứ mà ông ta bỏ quên.
Ông Walter Serpit kể lại câu chuyện với phóng viên
Lúc đầu mọi người tưởng ông Walter Serpit xông vào nhà để cứu lấy tài sản quý giá, nhưng khi ông trở ra chỉ với mấy lon bia trên tay, những người ở hiện trường ngạc nhiên không nói nên lời.
Ông Serpit kể lại với các phóng viên: “Tôi bảo mọi người đưa lũ trẻ ra ngoài, còn bản thân tôi là một bợm nhậu nên tôi không thể để mất mấy lon bia của mình. Tôi cố tìm đường vào nhà như một cái máy bất chấp ngọn lửa đang bao trùm khắp mọi thứ.”
Serpit đã tìm được đường đến tủ lạnh và kịp xách mấy lon bia lạnh ở bên trong rồi thoát ra ngoài mà không bị vết bỏng nào.
Video đang HOT
Lính cứu hỏa đã được gọi đến hiện trường và nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Hội Chữ thập đỏ địa phương đang giúp đỡ các thành viên trong gia đình này ổn định lại nơi ăn chốn ở, trong khi ông Serpit vẫn đang sung sướng với mấy lon bia mình cứu được.
Cảnh sát Georgia đang điều tra nguyên nhân của vụ cháy này, tuy nhiên các thành viên trong gia đình nghi ngờ chiếc bình nóng lạnh mới được lắp đặt chính là thủ phạm.
Theo UPI
Những bằng chứng của sự luân hồi (Kỳ 2): Bí ẩn thiên tài từ kiếp trước
Nhiều người từng đặt câu hỏi: Thiên tài học từ khi nào? Vì khi còn rất nhỏ, không hề được ai dạy bảo nhưng các thiên tài đã bộc phát những thiên hướng tài năng.
Thiên tài âm nhạc Thomas Wiggins
Tuy nhiên, đứng trên phương diện thuyết luân hồi, tiến sĩ Ian Stevenson và các giáo sư danh tiếng đã có một góc nhìn khác. Phải chăng các thiên tài của chúng ta được học từ kiếp trước?
Sinh ra đã biết âm nhạc và làm toán?
Thomas Wiggins (còn gọi là chú mù Tom) (1849 - 1908, Georgia, Mỹ) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen, lại bị mù bẩm sinh nên ông vừa là nỗi thất vọng của chủ nô vừa không được cư xử như những người bình thường khác. Khi đó, chủ nô là Perry H. Oliver bán mẹ ông cho tướng James Bethune (Columbus, Georgia) trong một cuộc đấu giá nô lệ, và cho không ông. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho thằng bé là Thomas Wiggins Bethune, nhưng cả thế giới gọi là "Chú mù Tom".
Khi còn bồng trên tay, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc. Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của đứa bé da đen này. Khi Tom lên 3 tuổi, chú đã cất giọng ca hòa cùng giọng hát của các ái nữ nhà tướng James Bethune trọn cả bản nhạc một cách tài tình. Năm chú lên 4, chú Tom đã lén dạo nhạc trên đàn dương cầm những bản nhạc mà chú nghe được một cách say sưa. Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm cây đàn. Vậy chú Tom đã học đàn từ đâu?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thời đó thì Tom đã có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo. Những ngón tay của chú lướt trên phím đàn một cách chính xác và điêu luyện. Có người còn cho rằng chắc chắn chú phải có thời gian học nhạc tại trường.
Thấy Tom có năng khiếu âm nhạc, tướng James Bethune nhờ giáo sư Patti, người dạy nhạc cho các ái nữ của ông dạy cho Tom, nhưng vị giáo sư này từ chối: "Tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu, tôi không thể dạy cho chú thêm một chút gì nữa vì tầm hiểu biết về âm nhạc của chú ấy còn hơn cả chính tôi...". Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể loại nhạc nào, chú có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận về loại gì. Đồng thời, Tom còn có khả năng sáng tác hàng nghìn bản trường ca bất hũ. Các sáng tác với âm điệu tuyệt vời cùng những lời nhạc rất hay có thể nói lên Chú Tom đã nắm được trọn vẹn khoa học và kỹ thuật về âm điệu nhạc lý. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc đó đã có sẵn trong con người Chú Tom.
Một trường hợp khác nữa là Bà Shakuntala Devi, được mệnh danh là chiếc máy tính sống, người Ấn Độ. Bà du hành qua nhiều nước trên thế giới và đã làm cho không ít nhà toán học sửng sốt trước tài năng toán học xuất chúng của bà. Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất thời bấy giờ. Trong chuyến du hành sang nước Mỹ năm 1977, tài nghệ siêu việt của Bà đã được các báo chí ca ngợi. Tên Bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn Sách Ghi các Thành Tích Kỷ Lục Trên Thế Giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước.
Khả năng tính của bà được phát hiện năm bà 3 tuổi. Tuy học vấn của bà chỉ ở mức bình thường nhưng tên tuổi của bà đối với những con số là lẫy lừng. Với tài năng tính toán thiên phú, bà cứ tưởng rằng việc giỏi những con số là đương nhiên nhưng khi lớn lên bà hiểu rằng không phải ai cũng giỏi như bà. Bà từng nói: "Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng tận, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy".
Thiên tài toán học Bà Shakuntala Devi
Thiên tài học từ khi nào?
Ella May Thornton (1885-1971), một cựu thủ thư của thư viện bang Georgia, Mỹ đã đặt ra một câu hỏi lớn sau khi nghiên cứu về chú mù Tom: "Một câu được đặt ra để hỏi các Nhà Tâm Lý Học, các Nhà Vật Lý Học, các Nhà Khoa Học cùng các Chuyên Gia về Âm Nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp này của Chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã không tìm được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là Luân Hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó Chú Tom đã là một nhà nhạc sĩ siêu đẳng."
Sự hiện diện của Chú Mù Tom ở Âu Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của chế độ nô lệ da đen ở Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà không một người da trắng nào dù tài giỏi đến mấy nữa cũng không làm được. Phải chăng tài năng này Chú đã có từ kiếp trước? Nhiều giáo sư thời bấy cho rằng đó là sự Luân Hồi.
Một trường hợp tương tự là Bà Sơ Teresa, một Tu Sĩ Ky-Tô-Giáo, Giáo Sư Mỹ Thuật tại Chủng Viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết trình về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại Đại Học Đường Columbia. Bà đã có những nét vẽ điêu luyện mà chính bà phải thừa nhận bà có thể vẽ được là do tiền kiếp của Sơ mà có.
Còn đối với thiên tài toán học Shakuntala Devi như đã đề cập, bà đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình Ngày Nay (This day) tại Ottawa rằng, người Ấn độ của bà cho rằng tài năng đặc biệt bà có được là do sự Luân Hồi, và kiếp trước bà sống ở Ai Cập, nơi đã có rất nhiều các nhà toán học kỳ tài và Kim Tự Tháp Cheops (Một kỳ quan trên thế giới) với lối kiến trúc hoàn toàn dựa trên căn bản toán học phức tạp đến nỗi qua 1 thế kỷ vẫn chưa tìm được hết mọi bí ẩn.
Theo Tiến Sĩ Ian Stevenson, sau khi trải qua 40 năm nghiên cứu đã chứng minh rằng nhờ có luân hồi nên con người đã có những khả năng đặc biệt, ông nói: "Con người tuy không nhớ được những gì ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước chính là các chất liệu để chúng ta thể hiện trong kiếp này."
Theo Xahoi
Hai cụ ông "chơi trội", mình trần ngồi đánh cờ trên tuyết Hai ông già Trương và Trần, mình trần, chỉ mặc độc chiếc quần đùi ngồi đánh cờ trên tuyết. Hai ông già họ Trương và Trần vẫn rèn luyện sức khỏe theo cách đặc biệt này Màn trình diễn uống bia trên tuyết của vua băng Diên Cát đã khiến mọi người ngưỡng mộ. Hai ông già lục tuần ở Tùng Nguyên, Trung...