Mỹ bổ sung các hạn chế về thị thực đối với các thành viên Taliban tại Afghanistan
Ngày 1/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo các biện pháp mới hạn chế việc thị thực đối với các thành viên lực lượng Taliban ở Afghanistan, liên quan việc chính quyền Taliban cấm phụ nữ học đại học và làm việc với các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Afghanistan.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, ông Blinken nêu rõ Mỹ “bổ sung các hạn chế thị thực đối với một số thành viên hiện tại và cựu thành viên Taliban, các thành viên của các nhóm an ninh và các cá nhân khác được cho là phải chịu trách nhiệm hoặc ủng hộ các biện pháp áp chế phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan”.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, các hành động áp chế bao gồm quyết định của Taliban cấm phụ nữ học đại học và làm việc cho các NGO.
Ông Blinken nêu rõ Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các nước đồng minh để thể hiện rõ với Taliban rằng các hành động nêu trên “sẽ gây hậu quả nặng nề và có thể khép lại con đường cải thiện quan hệ với cộng đồng quốc tế”.
Kể từ khi trở lại nắm quyền tại Afghanistan hồi tháng 8/2021, Taliban đã từng bước áp đặt các hạn chế hà khắc đối với phụ nữ Afghanistan, theo đó cấm phụ nữ tham gia các công việc cộng đồng, học trung học và đại học hoặc đến công viên. Cuối tháng 12/2022, Taliban cấm các NGO làm việc với phụ nữ Afghanistan, khiến một số tổ chức phải dừng hoạt động.
LHQ tuyên bố duy trì cứu trợ cho Afghanistan
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 29/12 tuyên bố sẽ không ngừng hỗ trợ cho Afghanistan cho dù chính quyền Taliban cấm phụ nữ làm việc trong lĩnh vực cứu trợ của quốc gia Tây Nam Á này.
Phụ nữ và trẻ em di chuyển trên đường phố tại Kabul, Afghanistan, ngày 15/12/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, điều phối viên thường trú LHQ tại Afghanistan, ông Ramiz Alakbarov, khẳng định LHQ và các đối tác trong lĩnh vực nhân đạo sẽ duy trì việc cung cấp hỗ trợ cho người dân Afghanistan. Theo ông, nhu cầu nhân đạo của Afghanistan "rất lớn" và rất khó thực hiện cứu trợ nhân đạo toàn diện khi không có sự tham gia của phụ nữ. Tuy nhiên, điều quan trọng là LHQ sẽ tiếp tục ở lại và duy trì việc cứu trợ.
Ông Alakbarov cho biết Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp LHQ và các quan chức LHQ sẽ đến Afghanistan trong những tuần tới để thảo luận tình hình nhân đạo với chính quyền Taliban. Theo ông, cách tốt nhất để tìm giải pháp không phải là gây áp lực mà là đối thoại với chính quyền Taliban.
Giới chức LHQ đã có một số cuộc thảo luận xây dựng với chính quyền Taliban về tình hình nhân đạo. Hiện LHQ đang nỗ lực đàm phán để phụ nữ có thể quay trở lại làm việc và trẻ em gái có thể quay trở lại trường học bởi đây hoàn toàn là quyền cơ bản của mọi người.
Mỹ, Anh, EU hối thúc Taliban rút lại lệnh cấm mới đối với phụ nữ Ngày 28/12, các ngoại trưởng của 12 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Mỹ và Anh, đã hối thúc chính quyền Taliban ở Afghanistan rút lại quyết định cấm phụ nữ làm việc cho các tổ chức viện trợ. Trẻ em gái tới trường tiểu học ở Kabul, Afghanistan, ngày 9/8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tuyên bố chung...