Mỹ bổ sung 2,1 tỷ USD hỗ trợ Ukraine, ông Putin nói về cuộc phản công của Kiev
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố một gói trợ giúp an ninh mới, trị giá 2,1 tỷ USD cho Ukraine.
CNN trích dẫn tuyên bố ngày 9/6 của Lầu Năm góc cho biết: “Gói Sáng kiến Hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI) này thể hiện cam kết không ngừng (của Mỹ) đối với việc tăng cường các năng lực quan trọng ngắn hạn cũng như khả năng lâu dài của Lực lượng vũ trang Ukraine, nhằm giúp họ tự bảo vệ lãnh thổ và ngăn chặn Nga trong dài hạn”.
Hệ thống phòng không HAWK do Mỹ sản xuất. Ảnh: militaryleak.com
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gói viện trợ mới sẽ bao gồm các hệ thống phòng không HAWK kèm tên lửa, đạn bổ sung cho hệ thống phòng không Patriot, các quả đạn pháo 105mm và 203mm, máy bay không người lái Puma và đạn cho các hệ thống phóng tên lửa có dẫn đường. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ hỗ trợ huấn luyện binh sĩ, sửa chữa và bảo trì các khí tài của quân đội Ukraine.
Cho đến nay, Washington đã cam kết các gói hỗ trợ an ninh trị giá tổng cộng hơn 40,4 tỷ USD dành cho Kiev kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1/2021. Trong đó, hơn 39,7 tỷ USD viện trợ được công bố kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2/2022.
Ông Putin bình luận về cuộc phản kích của Ukraine
Tại một cuộc họp báo cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, cuộc phản kích được lên kế hoạch từ lâu của Ukraine đã bắt đầu. Theo ông, việc Kiev triển khai lực lượng dự bị chiến lược là dấu hiệu rõ ràng phản ánh điều đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Đài RT dẫn lời lãnh đạo Điện Kremlin khẳng định, trong các cuộc giao tranh diễn ra 5 ngày qua, quân Nga vẫn giữ vững các vị trí của mình. Ông Putin nói, các lực lượng Ukraine đã hứng chịu thương vong nặng nề hơn nhiều so với tỉ lệ 3 – 1 thường thấy trong một cuộc phản công. Ông nhận định, cuộc phản công của Ukraine “thất bại” là do tính hiệu quả của các loại vũ khí quân Nga đang sử dụng.
Tuy nhiên, ông Putin lưu ý, Kiev vẫn còn các khả năng tập kích. Ông bày tỏ mong muốn các chỉ huy Nga “đánh giá tình hình một cách thực tế” và hành động phù hợp.
Tổng thống Nga cũng thừa nhận, các lực lượng Moscow đang đối mặt tình trạng thiếu hụt vũ khí hiện đại. Ông hy vọng ngành công nghiệp quân sự của đất nước sẽ sớm có thể đáp ứng nhu cầu đang tăng lên.
Thực trạng của Ukraine sau 14 tháng xung đột với Nga
Hiện cả hai bên đều có quan điểm chiến thuật của riêng mình và tin rằng mình có ưu thế hơn.
Những dữ liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy một phần thực trạng của Ukraine trong cuộc giao tranh với Nga.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang bước sang một giai đoạn mới. Ảnh: RIA Novosti
Nhận định với tờ The Washington Post ngày 26/4, các chuyên gia (Michael O'Hanlon, Constanze Stelzenmller, David Wessel) tại Viện Brookings cho rằng khi mùa đông khá ôn hòa ở Đông Âu chuyển sang mùa xuân và đất bùn chuyển dần sang đất cứng hơn, cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ bước sang một giai đoạn mới.
Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có dẫn đến sự thay đổi trong giao tranh hay không - từ chiến tranh tiêu hao cường độ cao đã diễn ra trong sáu tháng qua sang chiến tranh cơ động, trong đó các điều kiện địa hình có thể thay đổi đáng kể.
Hiện cả hai bên đều có quan điểm chiến thuật riêng và tin rằng mình có ưu thế hơn. 6 dữ liệu sau đây sẽ cho thấy một phần thực trạng của Ukraine trong cuộc giao tranh với Nga.
Bế tắc trên thực địa
Theo chuyên gia về quốc phòng và chiến lược Michael O'Hanlon tại Viện Brookings, kể từ mùa thu năm ngoái, việc tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ hầu hết đã đi vào bế tắc và bất kỳ động thái nào trong những tháng gần đây đều mang tính cục bộ và hạn chế.
Tỷ lệ hỏa lực pháo cũng cho thấy xu hướng trong xung đột. Mùa xuân và mùa hè năm ngoái, các lực lượng Nga đã sử dụng khoảng 20.000 đến 30.000 đạn pháo mỗi ngày. Kể từ mùa thu năm 2022, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 10.000 quả. Trong thời gian đầu, các binh sĩ Ukraine đã bắn tới 6.000 quả đạn pháo mỗi ngày. Kể từ mùa thu, con số này đã giảm xuống còn khoảng 3.000 quả do nguồn cung bị thu hẹp.
Hỗ trợ cho Ukraine vẫn mạnh mẽ
Theo chuyên gia O'Hanlon, các đối tác phương Tây của Ukraine có chiến lược là cung cấp cho nước này nhiều vũ khí công nghệ cao hơn - xe tăng, hệ thống phòng không và tên lửa - để chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân, đồng thời cũng giúp Ukraine bảo vệ các thành phố chính trước các cuộc tấn công từ trên không của Nga. Mục tiêu là để Ukraine chuyển từ chiến tranh tiêu hao (nơi Nga có lợi thế về quy mô) sang chiến tranh cơ động (nơi quân đội Ukraine có thể có lợi thế nhờ tính cơ động và độ chính xác cao hơn). Vì vậy cho đến nay, sự hỗ trợ của phương Tây vẫn ổn định.
Thâm hụt ngân sách Ukraine ngày càng lớn
Theo chuyên gia David Wessel, chi tiêu của Ukraine, phần lớn dành cho quân sự, tiếp tục vượt xa nguồn thu, buộc chính phủ phải chuyển sang in tiền và nhận viện trợ từ nước ngoài, bao gồm cả các khoản tài trợ từ Mỹ, đã khiến một số chính trị gia ở Washington đặt câu hỏi. Trong khi đó, các tổ chức tài chính quốc tế đã tăng cường viện trợ cho Kiev. Vào cuối tháng 3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với sự thúc ép của Mỹ, đã thay đổi các quy tắc để cho phép tổ chức này cho vay tiền với ít đảm bảo hoàn trả hơn, và sau đó cho biết họ sẽ cho Ukraine vay 15,6 tỷ USD trong vòng 4 năm.
Đổi lại, Ukraine cam kết thu thuế tốt hơn, vay trên thị trường trái phiếu trong nước và hạn chế in tiền. Về phần mình, Ngân hàng Đầu tư châu Âu đã đưa ra một sáng kiến "EU vì Ukraine" để tăng tài trợ cho việc khôi phục và tái thiết ở quốc gia bị xung đột tàn phá này.
Hơn 1/3 người Ukraine đã phải di dời
Chuyên gia O'Hanlon lưu ý các nước láng giềng của Ukraine ở châu Âu đang tiếp nhận trên 5 triệu người sơ tán "một cách hào phóng". Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính chi phí để tiếp nhận một người tị nạn và cung cấp hỗ trợ trong một năm là khoảng 10.000 euro và thường là cao hơn trên thực tế. Điều này ngụ ý rằng, kể từ mùa hè năm ngoái, châu Âu đã chi hơn 40 tỷ euro cho người tị nạn Ukraine - nhiều hơn nhiều so với số tiền khiêm tốn mà Mỹ và Canada đã chi.
Về phần mình, chuyên gia Constanze Stelzenmller cho rằng xung đột đã thay đổi cuộc sống của người Ukraine khi hơn 1/3 số người dân phải di dời với gần 5,3 triệu người đăng ký tị nạn trên khắp châu Âu (không bao gồm Belarus và Nga). Ngoài ra, có thêm gần 5,4 triệu người phải sơ tán ở trong nước.
Chính phủ và nhiều tổ chức xã hội ở các nước sở tại đã đưa ra các chương trình đặc biệt để bảo vệ tạm thời người tị nạn, cấp tư cách pháp nhân và tiếp cận các dịch vụ công cộng. Khi áp lực lên các nước chủ nhà gia tăng, giao tranh tiếp diễn khiến cho việc trở về an toàn của những người tị nạn ngày càng trở nên không chắc chắn. Thời gian trôi qua, sự gắn kết của họ trong cộng đồng sở tại sẽ ngày càng sâu sắc hơn, và những cơ hội mới về giáo dục và việc làm, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, có thể làm giảm nhu cầu quay trở về quê hương.
Sự khác biệt giữa nhiều quốc gia về cuộc xung đột
Chuyên gia Stelzenmller cho rằng cuộc xung đột đã làm hồi sinh vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc như một diễn đàn giải quyết khủng hoảng Nga - Ukraine. Nhiều quốc gia thành viên tuyên bố ủng hộ chủ quyền của Ukraine và kêu gọi một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Tuy nhiên, trong sáu nghị quyết khẩn cấp về Ukraine cho đến nay, một số quốc gia đã giữ quan điểm "trung lập" hoặc có phần ủng hộ Nga, trong đó có cả các thành viên của G-20, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Điều này phản ánh quan điểm của nhiều quốc gia không thuộc phương Tây rằng xung đột Nga-Ukraine là một vấn đề khu vực không ảnh hưởng trực tiếp đến họ và việc hỗ trợ Ukraine không phải là lợi ích trước mắt của họ.
Nga cáo buộc Mỹ tham gia trực tiếp vào xung đột, điều hàng trăm binh sĩ đến Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc hàng trăm quân nhân Mỹ đã được triển khai tới Ukraine. Ông cho hay các binh sĩ, cố vấn quân sự và sĩ quan tình báo Mỹ từ lâu đã trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cuộc trả...