Mỹ bỏ rào cản hạn chế tiếp xúc với chính giới Đài Loan
Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị ban hành hướng dẫn tháo bỏ rào cản, tạo điều kiện cho giới quan chức ngoại giao Mỹ dễ dàng hơn trong tiếp xúc, gặp gỡ với quan chức Đài Loan/Trung Quốc.
Ông Alex Azar (trái), Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump gặp lãnh đạo Đài Loan Hứa Anh Văn hôm 10/8/2020 tại Đài Bắc. Ảnh: BBC
Trong những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã có những quyết định về nới lỏng hạn chế tiếp xúc giữa giới ngoại giao Mỹ với phía Đài Loan. Giới chuyên gia từng chờ đợi ông Joe Biden sẽ đảo ngược tiến trình này khi lên nắm quyền.
Thế nhưng tiến trình xem xét, rà soát hiện nay cho thấy, nhiều thay đổi dưới thời ông Trump liên quan đến chính sách trên sẽ vấn được giữ lại. Tờ Financial Times dẫn lời nguồn tin ẩn danh cho biết, hướng dẫn mới sẽ khích lệ quan chức Mỹ gặp gỡ quan chức Đài Loan thay vì cấm đoán, giới hạn tiếp xúc.
Video đang HOT
Điều khoản về hạn chế giao thiệp giữa quan chức Mỹ với Đài Loan/Trung Quốc được hình thành từ năm 1979, sau khi Mỹ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhưng tới tháng 1/2021, Ngoại trưởng Mỹ khi đó Mike Pompeo đã rút bỏ nhiều hạn chế này.
Hôm 28/3, trong một động thái khác thường, Đại sứ Mỹ tại Palau John Hennessey-Niland đã có chuyến thăm Đài Loan, với tư cách là người đi cùng Tổng thống Palau – một trong 15 quốc gia hiện công nhận và có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Ngay lập tức, Trung Quốc phản ứng bằng cách điều 10 chiến đấu cơ bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.
Máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan 380 lần năm 2020
Máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận đảo Đài Loan 380 lần trong năm 2020, mức cao kỷ lục khi căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng.
"Điều này gây ra mối đe dọa an ninh đối với chúng tôi và khu vực", phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan Shih Shun-wen hôm nay cho hay, đề cập đến số vụ máy bay Trung Quốc đại lục tiến vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở phía tây nam hòn đảo ở mức chưa từng thấy trong năm qua.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan tăng lên đáng kể từ khi bà Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016 và tái đắc cử hồi đầu năm ngoái.
Căng thẳng lên mức đỉnh điểm trong năm 2020, khi Trung Quốc điều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và máy bay trinh sát vào ADIZ của Đài Loan với tần suất chưa từng có.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan (dưới) bay cạnh một oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không Đài Loan hồi tháng 2/2020. Ảnh: AFP .
Máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên tiến vào khu vực này "để kiểm tra khả năng phản ứng của lực lượng vũ trang Đài Loan, gây áp lực với hệ thống phòng không và thu hẹp vùng trời hoạt động của chúng tôi", ông Shih nói thêm.
Những con số trên được công bố khi Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, trực thuộc Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, vừa công bố báo cáo thường niên về Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong đó nhận định "mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1996 ở Eo biển Đài Loan".
Trong cuộc khủng hoảng này, PLA đã phóng nhiều tên lửa xuống eo biển Đài Loan, khi người dân hòn đảo lần đầu tiên đi bầu lãnh đạo. Động thái của Trung Quốc đã khiến Mỹ điều tàu sân bay đến eo biển Đài Loan để răn đe.
Jeremy Hung, đồng tác giả báo cáo, cho biết các máy bay quân sự Trung Quốc đã bay gần Đài Loan hơn và thường xuyên tiến vào khu vực phòng thủ của hòn đảo ít nhất 110 ngày trong năm ngoái, cao hơn rất nhiều so với chỉ 6 chuyến huấn luyện đường dài quanh đảo Đài Loan năm 2016 và 20 lượt năm 2017. Theo ông Hung, các hành động quân sự gia tăng của Bắc Kinh được coi là "tín hiệu cảnh báo Đài Loan không vượt lằn ranh đỏ" trong bối cảnh quan hệ giữa hòn đảo với Mỹ đang ấm lên.
Máy bay Trung Quốc cũng vượt qua cái gọi là "đường trung tuyến" trên eo biển Đài Loan khi các quan chức cấp cao Mỹ thực hiện hai chuyến thăm đến hòn đảo. Đường trung tuyến là đường không chính thức phân chia eo biển giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan. Năm ngoái, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đường này không tồn tại.
Bắc Kinh cũng tỏ ra tức giận bởi mối quan hệ ngày càng nồng ấm mà Đài Loan xây dựng với Washington trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Ngoài các chuyến thăm cấp cao, chính quyền Trump phê duyệt các hợp đồng bán vũ khí trị giá 18 tỷ USD cho Đài Loan, trong khi tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan 13 lần vào năm ngoái.
Luật quốc phòng mới tăng quyền lực Quân ủy Trung ương Trung Quốc Các sửa đổi trao quyền quyết định cho Quân ủy Trung ương Trung Quốc và giảm bớt vai trò của Quốc vụ viện trong hoạch định chính sách quân sự. Luật quốc phòng Trung Quốc sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1, mở rộng quyền lực của Quân ủy Trung ương (CMC), do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, cho phép...