Mỹ ‘bỏ đói’ hệ thống y tế công cộng
Hệ thống y tế công cộng của Mỹ nhận được nguồn cung tài chính khiêm tốn trong nhiều năm, khiến họ thiếu nguồn lực khi Covid-19 xuất hiện.
Kể từ năm 2010, chi tiêu cho các sở y tế công cộng bang đã giảm 16% trên đầu người và chi tiêu cho các cơ quan y tế cấp nhỏ hơn giảm 18%, AP nêu kết quả phân tích của họ và KHN trong bài báo đăng ngày 1/7. Ít nhất 38.000 việc làm y tế công cộng biến mất kể từ 2008.
Y tá y tế công cộng ở hạt Salt Lake, Utah lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/5. Ảnh: AP.
Y tế công cộng xếp hạng thấp trong danh sách ưu tiên tài chính của đất nước. Gần 2/3 người Mỹ sống ở các hạt chi tiền cho cảnh sát nhiều hơn gấp đôi chăm sóc sức khỏe phi bệnh viện, bao gồm y tế công cộng. Hơn 3/4 người Mỹ sống ở các bang chi chưa đến 100 USD mỗi người cho y tế công cộng.
Các nhân viên y tế công cộng nhận được đồng lương ít ỏi, khiến một số người thậm chí có thu nhập thấp đến mức đủ điều kiện nhận viện trợ công cộng. Hơn 1/5 nhân viên y tế công cộng ở các cơ quan y tế nằm ngoài thành phố lớn kiếm được 35.000 USD trở xuống năm 2017. Tỷ lệ này tại các thành phố lớn là 9%.
Gần một nửa nhân viên y tế công cộng lên kế hoạch nghỉ hưu hoặc bỏ việc trong 5 năm tới và lương thấp là lý do hàng đầu.
Lượng nhân sự trong hệ thống y tế công cộng đã sụt giảm mạnh. Tại Bắc Carolina, lượng nhân viên y tế công cộng hạt Wake đã giảm từ 882 năm 2007 xuống còn 614 một thập kỷ sau đó, mặc dù dân số tăng 30%. Tại Detroit, sở y tế có 700 nhân viên vào năm 2009. Họ hiện chỉ có 200 nhân viên cho 670.000 cư dân.
Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho biết hồi tháng 4 rằng sự tiếc nuối lớn nhất của ông là “đất nước đã không đầu tư hiệu quả vào y tế công cộng trong nhiều thập kỷ”.
Năm nay, chính quyền liên bang đã phân bổ hàng tỷ USD cho y tế công cộng để đối phó đại dịch, bao gồm hơn 13 tỷ USD cho các sở y tế bang và địa phương, nhằm truy vết tiếp xúc, kiềm chế lây nhiễm và nâng cấp công nghệ. Tuy nhiên, nhiều người trong lĩnh vực y tế công cộng cho rằng các khoản bổ sung này không đủ để khắc phục nền tảng đã bị xói mòn nhiều năm và một khi dịch giảm nhiệt, nguồn tài chính cho y tế công cộng sẽ lại bị cắt giảm.
Video đang HOT
Ở hầu hết các bang, năm ngân sách mới bắt đầu từ ngày 1/7. Một số nơi đã bắt đầu cho nhân viên nghỉ không lương tạm thời, tinh giảm biên chế và hãm tăng lương khi doanh thu thuế của các bang “bốc hơi” trong thời gian phong tỏa. Ít nhất 14 bang đã cắt ngân sách cho các sở y tế, cắt giảm nhân sự hoặc đang tích cực xem xét làm vậy vào tháng 6.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Michigan đã cắt 1/5 số giờ làm việc của nhân viên y tế bang. Pennsylvania yêu cầu hơn 65 trong số 1.200 nhân viên y tế công cộng nghỉ không lương. Hạt Knox, Tennessee, yêu cầu 26 trong số 260 nhân viên nghỉ không lương 8 tuần.
Theo Tom Frieden, cựu giám đốc CDC, thật bất ngờ khi Mỹ cho các nhân viên y tế công cộng nghỉ làm vào thời điểm đại dịch đang hoành hành. Đất nước nên chú trọng phân bổ nguồn lực cho y tế công cộng giống như cho quân đội.
“Việc này nhằm bảo vệ người Mỹ”, Frieden nói.
Trump đánh giá thấp nỗi sợ Covid-19 của người ủng hộ
Lượng người dự mít tinh của Trump ở Tulsa cho thấy mối đe dọa từ Covid-19 có thể làm chùn bước nhiều người ủng hộ hơn ông nghĩ.
Đứng sau sân khấu tại Trung tâm BOK ở Tulsa, Oklahoma hôm 20/6, Tổng thống Donald Trump cùng một số trợ lý nhìn trân trân vào những hàng ghế trống trong khán phòng hơn 19.000 chỗ ngồi. Chỉ khoảng 1/3 số ghế được lấp đầy, mặc dù đội ngũ chiến dịch tranh cử của Trump đã khoe rằng họ nhận được hơn một triệu lượt đăng ký mua vé.
Người ủng hộ Trump ngồi giữa nhiều ghế bị bỏ trống tại cuộc mít tinh ở Tulsa hôm 20/6. Ảnh: AFP.
Khi tất cả 50 bang Mỹ đã mở cửa trở lại, người Mỹ giờ phải tự đánh giá rủi ro, cân nhắc hoạt động nào đáng "xông pha" khi ca nhiễm nCoV vẫn tăng mạnh ở một số khu vực của đất nước. Số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 đang gia tăng ở 14 bang của Mỹ, đạt mức cao chưa từng thấy ở các bang Arizona, Arkansas, California, Bắc Carolina, Nam Carolina, Tennessee và Texas.
Vào thời điểm nhiều người còn lo ngại về một số hoạt động bình thường như ăn uống tại nhà hàng, mua sắm tại cửa hàng tạp hóa hay đến salon làm đẹp, việc tham gia một cuộc mít tinh hàng chục nghìn người có vẻ nguy hiểm.
Đội ngũ của Trump đã nghĩ rằng "những người ủng hộ ông có cách đánh giá khác về rủi ro và sẽ có đủ người lấp đầy trung tâm đó", Matt Bennett, từ trung tâm nghiên cứu cánh tả Third Way tại Washington, nói. "Nhưng rốt cục mọi chuyện không như vậy".
Trump và chiến dịch của ông cho rằng lượng người tham gia mít tinh thấp là do lo lắng về nguy cơ bạo lực và truyền thông thổi phồng về độ nguy hiểm của Covid-19. Một số người dùng Tiktok và cả fan K-pop tuyên bố họ cố tình phá hoại sự kiện bằng cách hô hào đăng ký ảo, khiến cho chiến dịch của Trump tưởng nhầm rằng sẽ có rất đông người tham dự sự kiện.
Nhưng sự thưa thớt tại cuộc mít tinh được tổ chức ở bang luôn nghiêng về đảng Cộng hòa như Oklahoma cho thấy người Mỹ thuộc mọi đảng phái vẫn thận trọng với Covid-19 khi giới chức nới phong tỏa.
Theo một cuộc thăm dò tháng này của AP và Trung tâm nghiên cứu về vấn đề công cộng NORC, 80% đảng viên Dân chủ bày tỏ lo sợ bản thân hoặc ai đó trong gia đình nhiễm nCoV hơn đảng viên Cộng hòa.
Nhưng tổng cộng, khoảng một nửa số đảng viên Cộng hòa nói rằng họ cũng phần nào lo lắng. 60% người Mỹ ủng hộ hạn chế tụ tập từ 10 người trở xuống.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany hôm 22/6 khẳng định Tổng thống hài lòng với năng lượng của đám đông và nhấn mạnh hơn 7 triệu người đã theo dõi mít tinh qua kênh Fox News. Nhưng các cố vấn giấu tên cho biết Tổng thống thực chất rất tức giận về lượng người tham dự thấp.
Trump tại cuộc mít tinh ở Tulsa hôm 20/6. Ảnh: AFP.
Chiến dịch của Trump đang nghiên cứu để rút ra bài học từ Tulsa. Các cố vấn của Tổng thống hối tiếc vì đã khoe về số lượng người đăng ký trước. Họ tin rằng người ủng hộ Trump không đến sự kiện do lo ngại về nguy cơ biểu tình và bạo lực trong khu vực, theo ba quan chức chiến dịch và quan chức Nhà Trắng giấu tên.
Nhưng họ cũng thừa nhận có thể đã đánh giá quá cao sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro của ngay cả những cử tri trung thành với Trump. Nguy cơ từ cuộc mít tinh hàng nghìn người, trong đó nhiều người không đeo khẩu trang và không tuân thủ giãn cánh xã hội, đã khiến nhiều cử tri chùn bước, đặc biệt là người cao tuổi và gia đình có trẻ nhỏ.
Các quan chức chiến dịch nhấn mạnh rằng các cuộc mít tinh vẫn sẽ là yếu tố chủ chốt trong chiến lược tái tranh cử của Tổng thống, nhưng thừa nhận có thể cần thay đổi ở một số bang. Họ đang thảo luận về việc tổ chức mít tinh ở những địa điểm nhỏ hơn hoặc ngoài trời hay ở những thành phố nhỏ ít người biểu tình.
Họ có thể đưa ra thêm biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho cả người tham dự và nhân viên. 8 nhân viên chiến dịch và hai mật vụ chuẩn bị cho cuộc mít tinh đã dương tính với nCoV. Họ đang truy vết tiếp xúc của những người này.
Dù vậy, các quan chức chiến dịch nhấn mạnh khả năng thu hút hàng nghìn người tới dự mít tinh giữa đại dịch của Trump là sự tương phản rõ rệt với ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
"Vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về việc mở cửa trở lại. Đây là sự kiện đầu tiên sau vài tháng. Đám đông và sự nhiệt tình sẽ quay trở lại", Dan Eberhart, nhà tài trợ chính của đảng Cộng hòa và là người ủng hộ Trump, nói.
Nhiều người tham dự mít tinh ở Tulsa nói rằng họ không lo ngại về nguy cơ lây nhiễm nCoV. Nhiều người nói Chúa sẽ quyết định số phận của họ, trong khi những người khác cho rằng truyền thông thổi phồng về nguy cơ lây nhiễm.
Nhưng một số người thừa nhận họ lo ngại và đeo khẩu trang. "Tôi muốn bảo vệ bố mẹ và ông bà", Chris Rasmusser, 40 tuổi, nói. Anh đeo khẩu trang trong thời gian xếp hàng chờ vào trung tâm.
Trump và các đồng minh công kích Biden là "trốn trong tầng hầm" kể từ khi đại dịch khiến cuộc sống của người Mỹ đảo lộn hồi tháng ba. Biden chủ yếu thực hiện các cuộc họp trực tuyến với người ủng hộ và người gây quỹ.
Các cố vấn của Biden phản bác những lời chỉ trích, nói rằng hình thức vận động tranh cử truyền thống quá nguy hiểm vào lúc này.
"Cử tri không quan tâm ông ấy quay video từ đâu", người quản lý chiến dịch của Biden Jen O'Malley Dillon nói trong cuộc phỏng vấn vào tháng trước. "Điều họ quan tâm là ông ấy nói gì và chúng tôi kết nối với họ như thế nào".
7 bang Mỹ ghi nhận ca nCoV nhập viện cao kỷ lục 7 bang của Mỹ báo cáo số ca nhập viện cao nhất từ khi Covid-19 bắt đầu, khi số ca nhiễm tiếp tục tăng ở miền nam và miền tây. Số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 đang gia tăng ở 14 bang của Mỹ, nhưng đạt mức cao chưa từng thấy ở các bang Arizona, Arkansas, California, Bắc Carolina, Nam Carolina, Tennessee...